Công ty Hitachi Maxell Ltd. của Nhật Bản vừa phát triển thành công chất chuyển nhiễm gen có khả năng chữa nhiều bệnh ung thư như ung thư dạ dày mà không cần phẫu thuật. Đây là một phần trong dự án hợp tác giữa Hitachi Maxell Ltd. và Đại học Jikei.
Chất chuyển nhiễm gen này có khả năng chuyển nhiễm các gen sang các tế bào ung thư để ngăn chặn bệnh ung thư phát triển. Điều này sẽ giúp các bác sỹ chữa trị căn bệnh này mà không cần tiến hành phẫu thuật.
Hitachi Maxell Ltd cho biết công ty đã sử dụng một lõi nam châm làm vật liệu cơ bản cho chất chuyển nhiễm gen này thông qua việc sử dụng công nghệ “phân tử nano iron nitride.” Chất chuyển nhiễm gen mới tập trung vào các tế bào ung thư mục tiêu bằng cảm ứng từ tính.
So với các nguyên liệu cơ bản hiện đang sử dụng là iron oxide, iron nitride có khả năng tập trung trong thời gian ngắn hơn từ 2 đến 9 lần. Ngoài ra, khả năng hút của các phần tử nano iron nitride ổn định trong một thời gian dài do lực hút không đẳng hướng của các tinh thể cao.
Theo Hitachi Maxell Ltd., công ty đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm chất chuyển nhiễm gen này ở chuột. Các nhà khoa học hy vọng sẽ sử dụng chất này để chữa bệnh ung thư trong vòng 10 năm tới./.
Chất chuyển nhiễm gen này có khả năng chuyển nhiễm các gen sang các tế bào ung thư để ngăn chặn bệnh ung thư phát triển. Điều này sẽ giúp các bác sỹ chữa trị căn bệnh này mà không cần tiến hành phẫu thuật.
Hitachi Maxell Ltd cho biết công ty đã sử dụng một lõi nam châm làm vật liệu cơ bản cho chất chuyển nhiễm gen này thông qua việc sử dụng công nghệ “phân tử nano iron nitride.” Chất chuyển nhiễm gen mới tập trung vào các tế bào ung thư mục tiêu bằng cảm ứng từ tính.
So với các nguyên liệu cơ bản hiện đang sử dụng là iron oxide, iron nitride có khả năng tập trung trong thời gian ngắn hơn từ 2 đến 9 lần. Ngoài ra, khả năng hút của các phần tử nano iron nitride ổn định trong một thời gian dài do lực hút không đẳng hướng của các tinh thể cao.
Theo Hitachi Maxell Ltd., công ty đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm chất chuyển nhiễm gen này ở chuột. Các nhà khoa học hy vọng sẽ sử dụng chất này để chữa bệnh ung thư trong vòng 10 năm tới./.
(TTXVN/Vietnam+)