Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Bruno Le Maire ngày 1/9 cho biết Pháp và Đức trong tuần tới sẽ đưa ra các đề xuất về những quy định mới trên thị trường sữa châu Âu nhằm giúp nông dân trong ngành sản xuất sữa tránh được những thiệt hại do giá sữa tụt giảm gây nên.
Phát biểu tại một hội chợ nông sản tổ chức tại thành phố Chalons-en-Champagne, miền Đông nước Pháp, ông Le Maire cho biết cuộc khủng hoảng sữa hiện nay không chỉ diễn ra ở Pháp mà còn ở khắp châu Âu và trên toàn thế giới.
Theo ông, Pháp và Đức sẽ phối hợp đệ trình các giải pháp tại cuộc họp các Bộ trưởng Nông nghiệp ở Brussels (Bỉ) vào ngày 7/9 tới. Hai bên đã nhất trí xây dựng một điều khoản mới cho thị trường sữa châu Âu.
Tuy nhiên, ông Le Maire loại bỏ việc thiết lập trở lại hạn ngạch sữa cũng như việc ấn định giá sữa.
Tháng 11 năm ngoái, các Bộ trưởng Nông nghiệp EU đã nhất trí nâng các hạn ngạch sản xuất sữa hàng năm thêm 1% trước khi loại bỏ vào giai đoạn 2014-2015.
Kể từ năm 2007, giá các sản phẩm sữa tại nhiều nước đã sụt giảm dần do nhu cầu yếu đi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu.
Nông dân tại các nước Pháp, Đức và nhiều nước châu Âu khác đang yêu cầu chính phủ hỗ trợ thông qua trợ cấp tài chính hoặc hạn chế nguồn cung.
Thời gian gần đây, nông dân châu Âu đã liên tiếp xuống đường phản đối việc giá sữa sụt giảm, họ đổ sữa ra các đường phố phía trước các trụ sở cơ quan chính phủ và dùng bò ngăn chặn các ngả đường./.
Phát biểu tại một hội chợ nông sản tổ chức tại thành phố Chalons-en-Champagne, miền Đông nước Pháp, ông Le Maire cho biết cuộc khủng hoảng sữa hiện nay không chỉ diễn ra ở Pháp mà còn ở khắp châu Âu và trên toàn thế giới.
Theo ông, Pháp và Đức sẽ phối hợp đệ trình các giải pháp tại cuộc họp các Bộ trưởng Nông nghiệp ở Brussels (Bỉ) vào ngày 7/9 tới. Hai bên đã nhất trí xây dựng một điều khoản mới cho thị trường sữa châu Âu.
Tuy nhiên, ông Le Maire loại bỏ việc thiết lập trở lại hạn ngạch sữa cũng như việc ấn định giá sữa.
Tháng 11 năm ngoái, các Bộ trưởng Nông nghiệp EU đã nhất trí nâng các hạn ngạch sản xuất sữa hàng năm thêm 1% trước khi loại bỏ vào giai đoạn 2014-2015.
Kể từ năm 2007, giá các sản phẩm sữa tại nhiều nước đã sụt giảm dần do nhu cầu yếu đi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu.
Nông dân tại các nước Pháp, Đức và nhiều nước châu Âu khác đang yêu cầu chính phủ hỗ trợ thông qua trợ cấp tài chính hoặc hạn chế nguồn cung.
Thời gian gần đây, nông dân châu Âu đã liên tiếp xuống đường phản đối việc giá sữa sụt giảm, họ đổ sữa ra các đường phố phía trước các trụ sở cơ quan chính phủ và dùng bò ngăn chặn các ngả đường./.
(TTXVN/Vietnam+)