Lễ chập lò, nhập linh đúc chiếc trống đồng khắc họa 1.000 con rồng thời Lý bằng phương pháp thủ công truyền thống, tổ chức sáng 23/4, (trùng ngày giỗ Tổ Hùng Vương, 10/3 Âm lịch), tại Thanh Hóa.
Chiếc trống đồng khắc họa 1.000 con rồng dựa trên nguyên mẫu rồng thời Lý, có đường kính mặt là một mét, chiều cao 79cm, trên mặt trống khắc họa một con rồng lớn (được coi là rồng mẹ) và 275 con rồng con, trên thân trống khắc 724 con rồng con.
Trên mặt trống còn có hai đôi tượng cóc và rùa, được bài trí cân đối. Đây là chiếc trống đồng to nhất, đặc biệt nhất trong 100 chiếc trống đồng mà Thanh Hóa dâng lên Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Việc đúc chiếc trống có hình 1.000 con rồng thời Lý trong chuỗi 100 chiếc trống đồng tặng Đại lễ sẽ góp phần tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh hình ảnh thủ đô ngàn năm văn hiến đồng thời giới thiệu những tinh hoa của nghề đúc đồng xứ Thanh đến công chúng trong và ngoài nước.
Sau Đại lễ, chiếc trống 1.000 rồng dự định sẽ được trưng bày tại Văn Miếu Quốc tử giám; 99 chiếc còn lại sẽ được trao tặng cho 63 tỉnh thành trong cả nước và một số tổ chức, cá nhân khác.
Nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn, người trực tiếp đúc chiếc trống 1.000 rồng cho biết ông và các cộng sự đã trải qua 180 ngày luyện đất, dựng khuôn, tạo hoa văn cho chiếc trống đồng này. Đặc biệt, ông đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng những mẫu trống đồng và hình rồng Lý, sau đó mới bắt tay vào chế tác. Gần 400 tạ đồng được dành riêng để đúc chiếc trống 1.000 rồng.
Ngoài ra, cùng với cơ sở đúc trống đồng của nghệ nhân Thiều Quang Tùng ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, cơ sở của ông Nguyễn Minh Tuấn được Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh giao đúc 49/100 chiếc trống đồng để phục vụ cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây là những chiếc trống phiên bản của trống đồng Quảng Xương và trống đồng Hoàng Hạ. Còn 50 chiếc trống còn lại do cơ sở của Thiều Quang Tùng sẽ làm theo trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn.
99 chiếc trống này cùng có đường kính 60cm, chiều cao 48cm, trên hông trống sẽ có hình triện vuông trong đó có hình hai con rồng, hình Khuê Văn Các và dòng chữ "Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Đặc biệt hơn, cả 100 chiếc trống đồng này, trong đó có chiếc trống 1.000 con rồng, sẽ phục vụ cho màn biểu diễn đánh trống đồng mang tên "Nổi trống Lạc Hồng-Hào khí Thăng Long." Nhạc sĩ Nguyễn Cường là người viết một hợp xướng để các nghệ sĩ hát trên nền nhạc trống đồng này.
Theo dự kiến, đến giữa tháng Tám, toàn bộ 100 chiếc trống đồng sẽ hoàn thành, sẵn sàng phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Việc đúc 100 trống đồng nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là dự án xã hội hóa do Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh và Hội Cổ vật Thanh Hóa đồng thực hiện./.
Chiếc trống đồng khắc họa 1.000 con rồng dựa trên nguyên mẫu rồng thời Lý, có đường kính mặt là một mét, chiều cao 79cm, trên mặt trống khắc họa một con rồng lớn (được coi là rồng mẹ) và 275 con rồng con, trên thân trống khắc 724 con rồng con.
Trên mặt trống còn có hai đôi tượng cóc và rùa, được bài trí cân đối. Đây là chiếc trống đồng to nhất, đặc biệt nhất trong 100 chiếc trống đồng mà Thanh Hóa dâng lên Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Việc đúc chiếc trống có hình 1.000 con rồng thời Lý trong chuỗi 100 chiếc trống đồng tặng Đại lễ sẽ góp phần tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh hình ảnh thủ đô ngàn năm văn hiến đồng thời giới thiệu những tinh hoa của nghề đúc đồng xứ Thanh đến công chúng trong và ngoài nước.
Sau Đại lễ, chiếc trống 1.000 rồng dự định sẽ được trưng bày tại Văn Miếu Quốc tử giám; 99 chiếc còn lại sẽ được trao tặng cho 63 tỉnh thành trong cả nước và một số tổ chức, cá nhân khác.
Nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn, người trực tiếp đúc chiếc trống 1.000 rồng cho biết ông và các cộng sự đã trải qua 180 ngày luyện đất, dựng khuôn, tạo hoa văn cho chiếc trống đồng này. Đặc biệt, ông đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng những mẫu trống đồng và hình rồng Lý, sau đó mới bắt tay vào chế tác. Gần 400 tạ đồng được dành riêng để đúc chiếc trống 1.000 rồng.
Ngoài ra, cùng với cơ sở đúc trống đồng của nghệ nhân Thiều Quang Tùng ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, cơ sở của ông Nguyễn Minh Tuấn được Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh giao đúc 49/100 chiếc trống đồng để phục vụ cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây là những chiếc trống phiên bản của trống đồng Quảng Xương và trống đồng Hoàng Hạ. Còn 50 chiếc trống còn lại do cơ sở của Thiều Quang Tùng sẽ làm theo trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn.
99 chiếc trống này cùng có đường kính 60cm, chiều cao 48cm, trên hông trống sẽ có hình triện vuông trong đó có hình hai con rồng, hình Khuê Văn Các và dòng chữ "Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Đặc biệt hơn, cả 100 chiếc trống đồng này, trong đó có chiếc trống 1.000 con rồng, sẽ phục vụ cho màn biểu diễn đánh trống đồng mang tên "Nổi trống Lạc Hồng-Hào khí Thăng Long." Nhạc sĩ Nguyễn Cường là người viết một hợp xướng để các nghệ sĩ hát trên nền nhạc trống đồng này.
Theo dự kiến, đến giữa tháng Tám, toàn bộ 100 chiếc trống đồng sẽ hoàn thành, sẵn sàng phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Việc đúc 100 trống đồng nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là dự án xã hội hóa do Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Liên chi hội Di sản văn hóa Lam Kinh và Hội Cổ vật Thanh Hóa đồng thực hiện./.
Hoa Mai (Vietnam+)