Đức đã cho thấy dấu hiệu xoay chiều trong các chính sách năng lượng chủ chốt, để ngỏ khả năng kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện chạy than và thậm chí là hạt nhân nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Các nước phương Tây đã hối thúc Đức giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng các kế hoạch của nước này tiến đến từng bước đóng cửa các nhà máy điện chạy than vào năm 2030 và đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vào cuối năm 2022 khiến nước này không có nhiều lựa chọn.
Trong bài phát biểu tại một phiên họp đặc biệt của Quốc hội về cuộc khủng hoảng tại Ukraine vào ngày 27/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói đến một lộ trình quyết liệt hơn nhằm đảm bảo rằng nước này có thể đáp ứng được nguồn cung năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nước cung cấp một nửa nhu cầu năng lượng của Đức.
[Đức dừng quá trình phê duyệt dự án Dòng chảy phương Bắc 2]
Ông nói Scholz cho rằng các diễn biến trong những ngày gần đây cho thấy chính sách năng lượng có trách nhiệm và hướng tới tương lai không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế Đức mà còn với cả môi trường cũng như an ninh.
Đức phải thay đổi lộ trình để chấm dứt sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, trong đó có việc xây dựng hai trạm nạp khí đốt hóa lỏng (LNG), một ở Brunsbuettel và một ở Wilhelmshaven và tăng dự trữ khí đốt tự nhiên.
Các kế hoạch trên có thể có lợi cho RWE, tập đoàn năng lượng hàng đầu của Đức với sự ủng hộ những nỗ lực của German LNG Terminal, một liên doanh giữa Gasunie, Oiltanking GmbH và Vopak LNG Holding để xây dựng trạm nạp LNG tại Brunsbuettel.
Chính phủ Đức đã yêu cầu đối thủ của RWE là đánh giá lại kế hoạch xây dựng trạm nạp LNG tại Wilhelmshaven, sau khi công ty này đã hủy bỏ các kế hoạch vào cuối năm 2020./.