Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang trượt vào một đợt suy thoái mới trong vòng chưa đầy 3 năm và khó có khả năng sớm phục hồi, cho dù tăng trưởng của nền kinh tế Đức đầu tàu vượt ngoài dự đoán.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Đức (Destatis), nền kinh tế lớn nhất Eurozone đã tăng trưởng 0,5% trong quý I năm nay sau khi tăng trưởng âm vào cuối năm 2011 nhờ nhu cầu trong nước và hoạt động thương mại gia tăng. So với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Đức tăng trưởng khoảng 1,7%.
Theo các nhà phân tích, kinh tế Đức đã chống đỡ khá tốt trước cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone, bất chấp một số nước láng giềng và các đối tác thương mại rơi vào suy thoái. Nhà kinh tế cao cấp Carsten Brzeski từ ING bank nhận định kinh tế Đức không chỉ tránh được suy thoái, mà còn hỗ trợ nền kinh tế của toàn bộ Eurozone đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. Còn nhà phân tích Annalisa Piazza từ Newedge Strategy nhận định nền kinh tế lớn nhất Eurozone vẫn duy trì được khả năng kháng cự, bất chấp các tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone.
Từng chịu tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu theo sau sự sụp đổ của đại gia Ngân hàng Lehman Brothers vào năm 2008 (với GDP giảm gần 5% vào năm 2009) kinh tế Đức đã phục hồi khá mạnh mẽ. Sau khi tăng trưởng 3,7% vào năm 2010 và 3% vào năm ngoái, Berlin dự báo tốc độ tăng trưởng năm nay khoảng 0,7%, một con số đáng nể so với tốc độ tăng trưởng ì ạch của toàn bộ Eurozone.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, tốc độ tăng GDP của Đức không thể bù đắp cho sự giảm sút của toàn khu vực Eurozone với một số nền kinh tế hạt nhân khác đều sa sút.
Cụ thể là GDP của Pháp đã không ghi nhận sự tăng trưởng trong quý 1, làm dấy lên nỗi lo nền kinh tế đang trượt vào suy thoái. Cơ quan Thống kê Pháp (Insee) cho hay nền kinh tế vẫn trì trệ trong quý I. Không những thế Insee còn điều chỉnh giảm tốc độ tăng GDP quý 4/2011 từ 0,2% xuống 0,1%. Số liệu GDP được công bố đúng ngày ông Francois Hollande nhậm chức Tổng thống Pháp với cam kết khôi phục lại tăng trưởng kinh tế thông qua các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp nhỏ.
Thêm vào đó, sản lượng công nghiệp của Hà Lan trong tháng 3/2012 giảm tới 9%, mức giảm lớn nhất trong Eurozone. Một số nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Italy... vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, trong khi Tây Ban Nha được khẳng định đã rơi vào suy thoái.
["Eurozone đang rơi vào một cuộc suy thoái mới"]
Trước đó, một số nhà quan sát đã nhiều lần nhận định rằng suy thoái kinh tế Eurozone có thể chỉ ở mức vừa phải và có thể phục hồi trong nửa cuối năm nay, song với các số liệu kinh tế mới công bố, những hy vọng về sự phục hồi của Eurozone đang trở nên mong manh. Thậm chí các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy suy thoái có thể sẽ trầm trọng hơn khi kinh tế của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italia đang hết sức ảm đạm.
Theo kế hoạch, lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels vào ngày 23/5 nhằm tìm giải pháp mới cho Eurozone nói riêng và cả châu Âu nói chung với mục tiêu vừa áp dụng chính sách thúc đẩy tăng trưởng, vừa thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu và thâm hụt ngân sách./.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Đức (Destatis), nền kinh tế lớn nhất Eurozone đã tăng trưởng 0,5% trong quý I năm nay sau khi tăng trưởng âm vào cuối năm 2011 nhờ nhu cầu trong nước và hoạt động thương mại gia tăng. So với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Đức tăng trưởng khoảng 1,7%.
Theo các nhà phân tích, kinh tế Đức đã chống đỡ khá tốt trước cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone, bất chấp một số nước láng giềng và các đối tác thương mại rơi vào suy thoái. Nhà kinh tế cao cấp Carsten Brzeski từ ING bank nhận định kinh tế Đức không chỉ tránh được suy thoái, mà còn hỗ trợ nền kinh tế của toàn bộ Eurozone đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. Còn nhà phân tích Annalisa Piazza từ Newedge Strategy nhận định nền kinh tế lớn nhất Eurozone vẫn duy trì được khả năng kháng cự, bất chấp các tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone.
Từng chịu tác động mạnh nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu theo sau sự sụp đổ của đại gia Ngân hàng Lehman Brothers vào năm 2008 (với GDP giảm gần 5% vào năm 2009) kinh tế Đức đã phục hồi khá mạnh mẽ. Sau khi tăng trưởng 3,7% vào năm 2010 và 3% vào năm ngoái, Berlin dự báo tốc độ tăng trưởng năm nay khoảng 0,7%, một con số đáng nể so với tốc độ tăng trưởng ì ạch của toàn bộ Eurozone.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, tốc độ tăng GDP của Đức không thể bù đắp cho sự giảm sút của toàn khu vực Eurozone với một số nền kinh tế hạt nhân khác đều sa sút.
Cụ thể là GDP của Pháp đã không ghi nhận sự tăng trưởng trong quý 1, làm dấy lên nỗi lo nền kinh tế đang trượt vào suy thoái. Cơ quan Thống kê Pháp (Insee) cho hay nền kinh tế vẫn trì trệ trong quý I. Không những thế Insee còn điều chỉnh giảm tốc độ tăng GDP quý 4/2011 từ 0,2% xuống 0,1%. Số liệu GDP được công bố đúng ngày ông Francois Hollande nhậm chức Tổng thống Pháp với cam kết khôi phục lại tăng trưởng kinh tế thông qua các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp nhỏ.
Thêm vào đó, sản lượng công nghiệp của Hà Lan trong tháng 3/2012 giảm tới 9%, mức giảm lớn nhất trong Eurozone. Một số nước như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Italy... vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, trong khi Tây Ban Nha được khẳng định đã rơi vào suy thoái.
["Eurozone đang rơi vào một cuộc suy thoái mới"]
Trước đó, một số nhà quan sát đã nhiều lần nhận định rằng suy thoái kinh tế Eurozone có thể chỉ ở mức vừa phải và có thể phục hồi trong nửa cuối năm nay, song với các số liệu kinh tế mới công bố, những hy vọng về sự phục hồi của Eurozone đang trở nên mong manh. Thậm chí các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy suy thoái có thể sẽ trầm trọng hơn khi kinh tế của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italia đang hết sức ảm đạm.
Theo kế hoạch, lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels vào ngày 23/5 nhằm tìm giải pháp mới cho Eurozone nói riêng và cả châu Âu nói chung với mục tiêu vừa áp dụng chính sách thúc đẩy tăng trưởng, vừa thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu và thâm hụt ngân sách./.
Hoàng Hà (TTXVN)