11 giáo viên dạy nghề từ Đà Nẵng đã được đưa sang Berlin, Đức tham dự một khóa học với chương trình nâng cao kiến thức và kinh nghiệm dạy nghề trong thời gian 2 tháng.
Đây là khóa học do Hội Văn hóa Cửu Long, Công ty Tư vấn đầu tư Việt Nam (VIC GmbH), Viện Nghiên cứu đô thị toàn cầu (GLOBUS) thuộc Viện hàn lâm quốc tế ở trường Đại học Tổng hợp Tự do Berlin và các Viện Công nghệ Berlin đồng tổ chức.
Trong thời gian khóa học, các giáo viên được trực tiếp khảo sát chương trình dạy nghề của các trường đào tạo nghề, dây chuyền sản xuất tự động của các nhà máy sản xuất xe gắn máy, các xưởng sửa chữa ô tô, lắp đặt các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp, khảo sát những dây chuyền công nghiệp, robot điều khiển sản xuất của Cộng hòa Liên bang Đức.
Các học viên có điều kiện mở rộng tầm nhìn, làm quen với chương trình đào tạo thực tế và hiện đại của các trường dạy nghề của Đức. Sau khóa học, các học viên đã được nhận chứng chỉ của khóa học nâng cao về chương trình dạy nghề quốc tế.
Tiến sĩ Phạm Thị Như Anh, Chủ tịch Hội Văn hóa Cửu Long cho biết, mỗi năm ở Việt Nam có tới một triệu thanh niên đến tuổi lao động nên nhu cầu đào tạo nghề rất lớn và Đức vốn nổi tiếng về mô hình liên kết đào tạo giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp, được gọi là "đào tạo song song" (Dualsystem) giữa học và hành.
Học sinh trường nghề chỉ có 30% thời gian học lý thuyết trong trường và tới 70% thời gian còn lại làm việc trong các xưởng thực hành, trực tiếp tại các nhà máy của doanh nghiệp liên kết. Học sinh ra trường đều vững về lý thuyết và chuyên môn, lại được các doanh nghiệp liên kết sẵn sàng nhận vào làm việc.
Vì vậy, "chúng tôi muốn cùng các đối tác Đức bồi dưỡng cho các giáo viên dạy nghề Việt Nam để có thể nhân rộng mô hình này", bà Như Anh nói.
Ông Uwe-Jens Merbeth, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Công nghệ nhận xét: "Các học viên đều là giáo viên, nên họ có nhiều kiến thức về lý thuyết, nhưng họ còn thiếu kiến thức về thực hành. Trong thời gian học ở đây, họ có điều kiện để nâng cao kiến thức chuyên môn về thực hành".
Học viên Nguyễn Văn Hướng, Giảng viên trường dạy nghề Nguyễn Văn Trỗi cho biết, dạy nghề ở Đức là một hệ thống tiên tiến trên thế giới và hệ thống luật về dạy nghề đã có từ hàng trăm năm nay, luôn gắn kết giữa dạy lý thuyết và thực tiễn nên rất bổ ích đối với các học viên.
Học viên Nguyễn Thị Ngọc Minh, Giảng viên khoa điện tử của trường Cao đẳng dạy nghề Đà Nẵng tỏ ra tâm đắc với việc dạy nghề liên quan tới năng lượng tái tạo và cho rằng hệ thống đào tạo nghề ở Đức rất tốt, nên khi ra trường, học sinh đã có thể mở xưởng, mở công ty để hành nghề.
Theo nhận xét của các giảng viên, sau khóa học hai tháng, trình độ thực tiễn của các học viên đã được nâng cao rõ rệt, thể hiện qua các bài kiểm tra mà các học viên đã thực hiện.
Từ lâu, Việt Nam đã mong muốn được Đức hỗ trợ để xây dựng một trung tâm dạy nghề theo tiêu chuẩn Đức. Việc đưa giáo viên dạy nghề Việt Nam sang Đức bồi dưỡng, làm quen với hệ thống dạy nghề tiên tiến, gắn liền với thực tiễn có thể là bước đi ban đầu để xây dựng một hệ thống dạy nghề tiên tiến ở Việt Nam trong tương lai./.
Đây là khóa học do Hội Văn hóa Cửu Long, Công ty Tư vấn đầu tư Việt Nam (VIC GmbH), Viện Nghiên cứu đô thị toàn cầu (GLOBUS) thuộc Viện hàn lâm quốc tế ở trường Đại học Tổng hợp Tự do Berlin và các Viện Công nghệ Berlin đồng tổ chức.
Trong thời gian khóa học, các giáo viên được trực tiếp khảo sát chương trình dạy nghề của các trường đào tạo nghề, dây chuyền sản xuất tự động của các nhà máy sản xuất xe gắn máy, các xưởng sửa chữa ô tô, lắp đặt các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp, khảo sát những dây chuyền công nghiệp, robot điều khiển sản xuất của Cộng hòa Liên bang Đức.
Các học viên có điều kiện mở rộng tầm nhìn, làm quen với chương trình đào tạo thực tế và hiện đại của các trường dạy nghề của Đức. Sau khóa học, các học viên đã được nhận chứng chỉ của khóa học nâng cao về chương trình dạy nghề quốc tế.
Tiến sĩ Phạm Thị Như Anh, Chủ tịch Hội Văn hóa Cửu Long cho biết, mỗi năm ở Việt Nam có tới một triệu thanh niên đến tuổi lao động nên nhu cầu đào tạo nghề rất lớn và Đức vốn nổi tiếng về mô hình liên kết đào tạo giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp, được gọi là "đào tạo song song" (Dualsystem) giữa học và hành.
Học sinh trường nghề chỉ có 30% thời gian học lý thuyết trong trường và tới 70% thời gian còn lại làm việc trong các xưởng thực hành, trực tiếp tại các nhà máy của doanh nghiệp liên kết. Học sinh ra trường đều vững về lý thuyết và chuyên môn, lại được các doanh nghiệp liên kết sẵn sàng nhận vào làm việc.
Vì vậy, "chúng tôi muốn cùng các đối tác Đức bồi dưỡng cho các giáo viên dạy nghề Việt Nam để có thể nhân rộng mô hình này", bà Như Anh nói.
Ông Uwe-Jens Merbeth, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Công nghệ nhận xét: "Các học viên đều là giáo viên, nên họ có nhiều kiến thức về lý thuyết, nhưng họ còn thiếu kiến thức về thực hành. Trong thời gian học ở đây, họ có điều kiện để nâng cao kiến thức chuyên môn về thực hành".
Học viên Nguyễn Văn Hướng, Giảng viên trường dạy nghề Nguyễn Văn Trỗi cho biết, dạy nghề ở Đức là một hệ thống tiên tiến trên thế giới và hệ thống luật về dạy nghề đã có từ hàng trăm năm nay, luôn gắn kết giữa dạy lý thuyết và thực tiễn nên rất bổ ích đối với các học viên.
Học viên Nguyễn Thị Ngọc Minh, Giảng viên khoa điện tử của trường Cao đẳng dạy nghề Đà Nẵng tỏ ra tâm đắc với việc dạy nghề liên quan tới năng lượng tái tạo và cho rằng hệ thống đào tạo nghề ở Đức rất tốt, nên khi ra trường, học sinh đã có thể mở xưởng, mở công ty để hành nghề.
Theo nhận xét của các giảng viên, sau khóa học hai tháng, trình độ thực tiễn của các học viên đã được nâng cao rõ rệt, thể hiện qua các bài kiểm tra mà các học viên đã thực hiện.
Từ lâu, Việt Nam đã mong muốn được Đức hỗ trợ để xây dựng một trung tâm dạy nghề theo tiêu chuẩn Đức. Việc đưa giáo viên dạy nghề Việt Nam sang Đức bồi dưỡng, làm quen với hệ thống dạy nghề tiên tiến, gắn liền với thực tiễn có thể là bước đi ban đầu để xây dựng một hệ thống dạy nghề tiên tiến ở Việt Nam trong tương lai./.
Văn Long/Berlin (Vietnam+)