Đức đứng đầu EU về bằng sáng chế và công nghệ mới

Đức tiếp tục dẫn đầu châu Âu trong lĩnh vực cải tiến, đổi mới ứng dụng và công nghệ và là nước được cấp nhiều bằng sáng chế nhất với 13.400 bằng.
(Nguồn: AP)

Năm 2013, Đức tiếp tục dẫn đầu châu Âu trong lĩnh vực cải tiến, đổi mới ứng dụng và công nghệ, và đây cũng là nước có nhiều bằng bằng sáng chế bảo vệ sản phẩm nhất trong châu Âu.

Số liệu của Tổ chức quản lý bằng sáng chế châu Âu (EPO) có trụ sở ở München cho biết, các tập đoàn lớn của Đức như Siemens, Bosch, BASF và Bayer là những đơn vị có số lượng ứng dụng được cấp bằng sáng chế lớn nhất, trong đó Siemens có 1.620 ứng dụng, Bosch có 1.546 và BASF có 1.541 ứng dụng.

Tuy nhiên, theo EPO, số lượng ứng dụng được cấp bằng sáng chế ở Đức trong năm 2013 đã giảm 5,4% so với năm trước đó, chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ sinh học.

Người phát ngôn của EPO Rainer Osterwalder cho rằng số các ứng dụng được cấp bằng sáng chế phản ánh khối lượng nghiên cứu và ứng dụng cũng như đầu tư ở một nước - những yếu tố dẫn tới sự đổi mới, cải tiến ở quốc gia đó.

Theo EPO, số bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ máy tính tăng 5%, song lại giảm 14% trong lĩnh vực dược phẩm và 4% trong công nghệ sinh học.

Trong số các nước châu Âu, năm 2013, Đức là nước được cấp nhiều bằng sáng chế nhất với 13.400 bằng sáng chế, tiếp đến là Pháp 5.000 bằng sáng chế.

Tuy nhiên, tính theo dân số thì Thụy Sĩ là nước có nhiều ứng dụng sáng chế nhất thế giới, tiếp đó là Thụy Điển, Phần Lan. Đức đứng vị trí thứ sáu trong danh sách này.

Trong năm 2013, EPO đã tiếp nhận 266.000 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế, tăng mạnh so với năm 2012 và cơ quan này cũng đã cấp ra 66.700 bằng sáng chế ở châu Âu, tăng liên tiếp trong năm thứ tư liên tiếp.

Tuy nhiên, có gần 2/3 số bằng sáng chế được cấp cho các nước ngoài châu Âu, trong đó lớn nhất là Mỹ (24%) và Nhật Bản (20%).

Trong danh sách 50 nước được cấp sáng chế nhiều nhất có ba quốc gia Đông Nam Á là Singapore (902 bằng), Malaysia (271) và Thái Lan (107).

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục