'Đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành động lực phát triển'

Thủ tướng cho biết các bộ, ngành, địa phương cần chỉ ra những nút thắt để tìm ra quan điểm mới nhằm tháo gỡ và có những giải pháp, bước tiến mới phát triển kinh tế miền Trung trong giai đoạn tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được tổ chức sáng 20/8, tại Bình Định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phải trở thành vùng động lực phát triển cho toàn vùng, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên, hành lang Đông-Tây.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết việc tổ chức hội nghị này để đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội, hoạt động điều phối của vùng để tháo gỡ, xử lý vướng mắc nhằm thúc đẩy tăng trưởng của vùng và cả nước.

“Nếu như các tiềm năng của miền Trung không được gìn giữ, không phải là màu xanh thì hậu quả khôn lường. Do đó, những chính sách về phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển càng phải được điều chỉnh như thế nào cho sự phát triển vùng miền Trung," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng lưu ý, việc phát triển kinh tế miền Trung không phải là việc riêng của 14 tỉnh miền Trung. Do đó, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành cần có sự quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của phát triển kinh tế miền Trung. Đồng thời, các địa phương, bộ, ngành cần tập trung vào các định hướng lớn trong giai đoạn tới; đặc biệt cần có những đề xuất rất cụ thể, nhất là những ý tưởng, các giải pháp có thể triển khai ngay từ bây giờ hoặc trong năm 2020.

'Đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành động lực phát triển' ảnh 1Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

“Với những trí tuệ và con tim nhiệt huyết, các bộ, ngành, địa phương cần chỉ ra những nút thắt để tìm ra những quan điểm mới nhằm tháo gỡ và có những giải pháp, bước tiến mới phát triển kinh tế miền Trung trong giai đoạn tới," Thủ tướng mong muốn.

Vùng miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận được gắn kết bởi 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với chiều dài bờ biển lên tới 1.900km, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển.

Kết cấu hạ tầng của vùng được quan tâm đầu tư một cách căn bản với chín sân bay, trong đó có năm sân bay quốc tế, 14 nhóm cảng biển; trong đó, có tám nhóm cảng biển nước sâu loại 1 là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, sở hữu 11 trong tổng số 17 khu kinh tế ven biển của cả nước.

Biển miền Trung là cửa ngõ mặt tiền ra Biển Đông của Việt Nam, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển; có tiềm năng rất lớn về phát triển công nghiệp nặng, dầu khí, vận tải biển, logistics, dịch vụ, du lịch biển, đảo, phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Miền Trung còn là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên, là cầu nối, quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên trong hội nhập, thông qua việc kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng miền Trung, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết cùng với thành tựu chung của cả nước, vùng Miền Trung đã thu được nhiều kết quả quan trọng sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2018 và quý 2, tình hình kinh tế-xã hội của vùng đã có những bước phát triển đáng kể.

Kinh tế khởi sắc, phát triển khá đồng đều trong cả 14 tỉnh của vùng, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân toàn vùng đạt khoảng 7,62%/năm, cao hơn so với bình quân chung cả nước. Tỷ trọng đóng góp của vùng vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước có xu hướng tăng, từ 18,83% năm 2016 lên 19,28% năm 2018.

Một số địa phương trước đây thuộc diện khó khăn, nay đã đạt mức tăng trưởng khá trong năm 2018 như Quảng Bình (7,03%), Quảng Trị (7,12%), Phú Yên (6,88%), Ninh Thuận (8,03%), Bình Thuận (8,08%).

GRDP bình quân đầu người của vùng tăng từ 1.850 USD/người năm 2016 lên 2.074 USD/người năm 2018, vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020. Riêng vùng kinh tế trọng điểm, GRDP bình quân đạt khoảng 2.565 USD/người, cao hơn 1,23 lần bình quân chung toàn vùng và bằng mức bình quân chung của cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Khu vực công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt khoảng 10,36%/năm (cao hơn mức bình quân cả nước) nhờ sự đóng góp của các dự án công nghiệp động lực như dầu khí, luyện thép, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo...

Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước của các địa phương trong vùng đều đạt và vượt dự toán các năm trong giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng thu nội địa bình quân đạt 14,2%/năm (cao hơn mức bình quân cả nước là 9,66%/năm). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong ba năm toàn vùng đạt bình quân 330.000 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 7%/năm, chiếm 20% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội cả nước.

[Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung]

Bộ trưởng Dũng cũng đánh giá, môi trường đầu tư kinh doanh trong vùng tiếp tục được hoàn thiện; phát triển kinh tế biển được quan tâm, chú trọng; kết cấu hạ tầng quan trọng, liên vùng được quan tâm, tập trung đầu tư. Ngoài ra, các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển khoa học công nghệ, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo và xóa đói giảm nghèo đều được chú trọng. Nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội biển đảo gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo được duy trì. Việc phát triển liên kết vùng được quan tâm triển khai và đạt kết quả bước đầu.

“Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vùng miền Trung đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức cần được nghiên cứu, thảo luận thấu đáo đề ra phương hướng giải quyết, nếu không sẽ trở thành những điểm nghẽn, cản trở sự phát triển của vùng trong thời gian tới," Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Dũng chỉ ra quy mô kinh tế vùng còn khiêm tốn, động lực tăng trưởng của vùng còn yếu. Trong 14 tỉnh, chỉ có bốn tỉnh là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Quảng Nam có dự án động lực quy mô lớn. Các tỉnh còn lại tốc độ tăng trưởng còn thấp, chưa khai thác được thế mạnh về hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có.

'Đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành động lực phát triển' ảnh 2Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Một số hành lang kinh tế như Đà Nẵng-Quốc lộ 1A và hành lang Đà Nẵng-Quốc lộ 14B-14D-Nam Giang-Đông-Tây; Dung Quất-Tây Nguyên; Quy Nhơn-Tây Nguyên chưa phát huy sức hút lớn về công nghiệp, dịch vụ. Xuất khẩu tăng cao nhưng tỷ trọng còn thấp, chỉ chiếm 4,76% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

“Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân tăng trưởng, đầu tàu dẫn dắt kinh tế vùng; thu ngân sách chưa bền vững; hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, nội vùng còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó, nguy cơ thiếu nước ngọt, nhiễm mặn và hạn hán ngày càng rõ rệt; thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng còn thấp, chủ yếu dự án vừa và nhỏ; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Bên cạnh đó, còn thiếu sự liên kết vùng, vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau; công tác phối hợp giữa các địa phương trong vùng còn rất hạn chế...", Bộ trưởng cho biết.

Hội nghị này nhằm đánh giá một cách cụ thể, chân thực, khách quan nhất thực trạng và các kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng và các địa phương trong vùng; xác định những khó khăn, thách thức, những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của vùng để từ đó đề ra các giải pháp có tầm nhìn chiến lược, hiệu quả nhất giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững gắn với kinh tế biển của vùng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn được lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo các địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ.

“Tôi tin tưởng rằng các ý kiến sẽ giúp giải quyết được những vấn đề khó khăn, thách thức của vùng, đảm bảo sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai cho vùng miền Trung," Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh./.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng trưng bày tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục