Ngày 18/5, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến với Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo năm nay.
Tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn và giải đáp cụ thể các khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động của Chương trình.
Theo đó, năm nay, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo thực hiện cả ba dự án thành phần. Dự án 1: tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở, được thực hiện ở 48 tỉnh thành, phố. Trong đó, đối với 21 tỉnh đã thực hiện dự án 1 năm 2011, trong năm nay cần tổ chức thực hiện được ít nhất một lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở. Đối với 27 tỉnh mới tham gia chương trình từ năm nay cần tổ chức được ít nhất hai lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, khảo sát, xác định nhu cầu bổi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở tại địa phương giai đoạn 2012-2015.
Dự án 2: tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, được thực hiện ở 16 tỉnh, thành phố trong năm nay. Mỗi địa phương xây dựng mới ít nhất bốn đài truyền thanh xã theo nguyên tắc tận dụng cơ sở vật chất sẵn có tại địa phương (tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã, nhà văn hóa xã hoặc địa điểm phù hợp). Nâng cấp ít nhất hai đài phát thanh, truyền hình huyện hoặc hai trạm phát lại phát thanh, truyền hình khu vực, trong đó ưu tiên nâng cấp các đài, trạm hiện có đã xuống cấp, chưa đảm bảo chất lượng phủ sóng.
Dự án 3: tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở được thực hiện tại tất cả các địa phương. Các tỉnh, thành phố sản xuất ấn phẩm truyền thông theo chuyên đề phù hợp với tình hình đặc thù của địa phương để phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đồng bao dân tộc. Bên cạnh đó, hỗ trợ phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình do các cơ quan trung ương cung cấp để phục vụ đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo tại địa phương theo khung giờ phát sóng hợp lý, đảm bảo hiệu quả về thông tin và truyền thông.
Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011-2015 được thực hiện ở 48 tỉnh, thành phố, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách về đảm bảo thông tin và hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng miền; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai trái, phản động của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo./.
Tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn và giải đáp cụ thể các khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai các hoạt động của Chương trình.
Theo đó, năm nay, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo thực hiện cả ba dự án thành phần. Dự án 1: tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở, được thực hiện ở 48 tỉnh thành, phố. Trong đó, đối với 21 tỉnh đã thực hiện dự án 1 năm 2011, trong năm nay cần tổ chức thực hiện được ít nhất một lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở. Đối với 27 tỉnh mới tham gia chương trình từ năm nay cần tổ chức được ít nhất hai lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, khảo sát, xác định nhu cầu bổi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở tại địa phương giai đoạn 2012-2015.
Dự án 2: tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, được thực hiện ở 16 tỉnh, thành phố trong năm nay. Mỗi địa phương xây dựng mới ít nhất bốn đài truyền thanh xã theo nguyên tắc tận dụng cơ sở vật chất sẵn có tại địa phương (tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã, nhà văn hóa xã hoặc địa điểm phù hợp). Nâng cấp ít nhất hai đài phát thanh, truyền hình huyện hoặc hai trạm phát lại phát thanh, truyền hình khu vực, trong đó ưu tiên nâng cấp các đài, trạm hiện có đã xuống cấp, chưa đảm bảo chất lượng phủ sóng.
Dự án 3: tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở được thực hiện tại tất cả các địa phương. Các tỉnh, thành phố sản xuất ấn phẩm truyền thông theo chuyên đề phù hợp với tình hình đặc thù của địa phương để phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đồng bao dân tộc. Bên cạnh đó, hỗ trợ phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình do các cơ quan trung ương cung cấp để phục vụ đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo tại địa phương theo khung giờ phát sóng hợp lý, đảm bảo hiệu quả về thông tin và truyền thông.
Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011-2015 được thực hiện ở 48 tỉnh, thành phố, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách về đảm bảo thông tin và hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng miền; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; ngăn chặn, đẩy lùi những thông tin sai trái, phản động của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo./.
Việt Hà (TTXVN)