Tiếp tục chuyến công tác tại Thái Nguyên, ngày 31/12, ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XI của Đảng và Đoàn công tác của Tiểu ban đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng Thái Nguyên cần nhận thức rõ và phát huy tiềm năng, lợi thế của một tỉnh sớm phát triển công nghiệp, có vị trí thuận lợi, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng, lại giàu truyền thống yêu nước cách mạng, nhanh chóng trở thành trung tâm phát triển kinh tế, giáo dục-đào tạo của khu vực Đông Bắc Bộ.
Qua trao đổi, nhiều vấn đề ở một tỉnh sớm phát triển công nghiệp như Thái Nguyên đã được làm sáng tỏ thêm, gợi mở cho địa phương hướng phát triển lâu dài trong giai đoạn sắp tới.
Cụ thể , Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp, hay cơ bản là tỉnh công nghiệp, ngành công nghiệp nào đóng vai trò mũi nhọn; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng tăng trưởng; việc phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện mới, cả về số lượng và chất lượng…
Cùng với sự phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực kinh tế, những tác động của kinh tế thị trường đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội đòi hỏi phải có giải pháp lâu dài và hữu hiệu, như công tác giáo dục, đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên; cơ chế phát hiện, tuyển dụng và thu hút nhân tài; việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tình trạng ly hôn, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ phấn khởi trước những thành tựu to lớn mà Thái Nguyên đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân.
Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tế địa phương thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể, trên cơ sở lựa chọn những trọng tâm, trọng điểm trong từng năm và từng giai đoạn phát triển.
Sau gần 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), triển khai các nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội, từ năm 1991 đến năm 2009, GDP tăng 3,5 lần, đạt hơn 5.700 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người tăng 11,2 lần, đạt 14,6 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch tích cực, công nghiệp – xây dựng tăng từ khoảng 27% lên 40%, dịch vụ tăng từ khoảng 21% lên 36%, nông, lâm nghiệp từ khoảng 42% xuống 28%. Riêng giá trị sản xuất công nghịêp tăng gấp 14 lần và điều quan trọng là đã có sự đổi mới tư duy, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thấy rõ hướng đi và trách nhiệm của mình.
Các thành phần kinh tế đều được khuyến khích đầu tư phát triển, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 2.100 doanh nghiệp, gần 400 hợp tác xã và gần 50.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động, riêng số doanh nghiệp dân doanh tăng 336% trong giai đoạn 2000-2009, mô hình kinh tế trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi được khuyến khích phát triển.
Cùng với phát triển công nghiệp nặng, Thái Nguyên cần quan tâm xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến, nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.
Trong quá trình phát triển đi lên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Thái Nguyên không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, quan tâm hơn nữa công tác cán bộ, bồi dưỡng và thu hút nhân tài…
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác đã đến thăm Khu công nghiệp Sông Công và làm việc với lãnh đạo chủ chốt thị xã Sông Công, tìm hiểu hướng phát triển thị xã Sông Công thành khu đô thị công nghiệp trong tương lai, giải pháp huy động nguồn vốn để phát triển hạ tầng công nghiệp, lựa chọn cơ cấu ngành, sản phẩm cho các khu công nghiệp...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đặc biệt lưu ý Sông Công quan tâm vấn đề quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật, rút kinh nghiệm từ các địa phương đi trước để tránh những sai lầm không đáng có, xây dựng Sông Công xứng tầm một đô thị của thế kỷ XXI.
Về phát triển công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không vì “lấp đầy” các khu công nghiệp mà “dễ tính” trong việc lựa chọn công nghệ, ngành nghề, sản phẩm đầu tư, phải cẩn thận lựa chọn những ngành nghề, sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, đồng thời cân đối hài hòa với các địa phương khác, tính toán đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ…
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã đi thăm xưởng sản xuất của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư TNG, doanh nghiệp 100% vốn tư nhân, chuyên sản xuất và kinh doanh hang may mặc xuất khẩu và nội địa, sản xuất các nguyên phụ liệu phục vụ ngành may, đào tạo nghề may công nghiệp nằm trong Khu công nghịêp Sông Công./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng Thái Nguyên cần nhận thức rõ và phát huy tiềm năng, lợi thế của một tỉnh sớm phát triển công nghiệp, có vị trí thuận lợi, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng, lại giàu truyền thống yêu nước cách mạng, nhanh chóng trở thành trung tâm phát triển kinh tế, giáo dục-đào tạo của khu vực Đông Bắc Bộ.
Qua trao đổi, nhiều vấn đề ở một tỉnh sớm phát triển công nghiệp như Thái Nguyên đã được làm sáng tỏ thêm, gợi mở cho địa phương hướng phát triển lâu dài trong giai đoạn sắp tới.
Cụ thể , Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp, hay cơ bản là tỉnh công nghiệp, ngành công nghiệp nào đóng vai trò mũi nhọn; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng tăng trưởng; việc phát triển giai cấp công nhân trong điều kiện mới, cả về số lượng và chất lượng…
Cùng với sự phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực kinh tế, những tác động của kinh tế thị trường đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội đòi hỏi phải có giải pháp lâu dài và hữu hiệu, như công tác giáo dục, đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên; cơ chế phát hiện, tuyển dụng và thu hút nhân tài; việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tình trạng ly hôn, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ phấn khởi trước những thành tựu to lớn mà Thái Nguyên đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân.
Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tế địa phương thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể, trên cơ sở lựa chọn những trọng tâm, trọng điểm trong từng năm và từng giai đoạn phát triển.
Sau gần 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), triển khai các nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội, từ năm 1991 đến năm 2009, GDP tăng 3,5 lần, đạt hơn 5.700 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người tăng 11,2 lần, đạt 14,6 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch tích cực, công nghiệp – xây dựng tăng từ khoảng 27% lên 40%, dịch vụ tăng từ khoảng 21% lên 36%, nông, lâm nghiệp từ khoảng 42% xuống 28%. Riêng giá trị sản xuất công nghịêp tăng gấp 14 lần và điều quan trọng là đã có sự đổi mới tư duy, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thấy rõ hướng đi và trách nhiệm của mình.
Các thành phần kinh tế đều được khuyến khích đầu tư phát triển, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 2.100 doanh nghiệp, gần 400 hợp tác xã và gần 50.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động, riêng số doanh nghiệp dân doanh tăng 336% trong giai đoạn 2000-2009, mô hình kinh tế trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi được khuyến khích phát triển.
Cùng với phát triển công nghiệp nặng, Thái Nguyên cần quan tâm xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến, nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.
Trong quá trình phát triển đi lên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Thái Nguyên không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, quan tâm hơn nữa công tác cán bộ, bồi dưỡng và thu hút nhân tài…
Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác đã đến thăm Khu công nghiệp Sông Công và làm việc với lãnh đạo chủ chốt thị xã Sông Công, tìm hiểu hướng phát triển thị xã Sông Công thành khu đô thị công nghiệp trong tương lai, giải pháp huy động nguồn vốn để phát triển hạ tầng công nghiệp, lựa chọn cơ cấu ngành, sản phẩm cho các khu công nghiệp...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đặc biệt lưu ý Sông Công quan tâm vấn đề quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật, rút kinh nghiệm từ các địa phương đi trước để tránh những sai lầm không đáng có, xây dựng Sông Công xứng tầm một đô thị của thế kỷ XXI.
Về phát triển công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không vì “lấp đầy” các khu công nghiệp mà “dễ tính” trong việc lựa chọn công nghệ, ngành nghề, sản phẩm đầu tư, phải cẩn thận lựa chọn những ngành nghề, sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, đồng thời cân đối hài hòa với các địa phương khác, tính toán đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ…
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác đã đi thăm xưởng sản xuất của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư TNG, doanh nghiệp 100% vốn tư nhân, chuyên sản xuất và kinh doanh hang may mặc xuất khẩu và nội địa, sản xuất các nguyên phụ liệu phục vụ ngành may, đào tạo nghề may công nghiệp nằm trong Khu công nghịêp Sông Công./.
Nguyễn Thị Sự (Vietnam+)