Hợp tác xã dừa sáp xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm trái dừa sáp.
Dừa sáp hay còn gọi là dừa đặc ruột, là một loại trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Điểm nổi bật giống dừa này là cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt phủ kín trong ruột và có mùi thơm rất đặc trưng; khách du lịch đến đây đa phần đều muốn thưởng thức và mua về làm quà.
Giá dừa sáp đứng ở mức cao kỷ lục từ 110.000-120.000 đồng/quả; riêng vào dịp lễ, Tết giá còn cao hơn.
Trà Vinh hiện có khoảng 25.000 cây dừa sáp, riêng huyện Cầu Kè khoảng 22.000 cây; trong đó, có khoảng 40% cây đang cho trái.
Do đa phần người dân tự nhân giống nên tỷ lệ trái sáp không cao, tối đa chỉ khoảng 30% so với tổng số trái trong mỗi buồng dừa.
Nhằm khôi phục giống dừa sáp quý hiếm và nâng tỷ lệ trái sáp, vừa qua Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án trồng 50ha dừa sáp ở xã Hòa Tân. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) nghiên cứu và đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa; phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu thực vật-hương liệu-mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đề tài "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình chuyên canh dừa sáp" trên diện tích 6ha trồng giống dừa sáp đầu dòng.
Trà Vinh hiện có bốn sản phẩm trái cây được được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa gồm dừa sáp của Hợp tác xã dừa sáp xã Hòa Tân; măng cụt của Hợp tác xã Tân Thành, ấp Tân Quy, xã An Phú Tân (huyện Cầu Kè); xoài Châu Nghệ của Hợp tác xã xoài Châu Nghệ, xã Nhị Long Phú và quýt đường của Hợp tác xã Thuận Phú, ấp Long Trị, xã Bình Phú (huyện Càng Long)./.
Dừa sáp hay còn gọi là dừa đặc ruột, là một loại trái cây đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Điểm nổi bật giống dừa này là cơm dừa mềm xốp, nước sền sệt phủ kín trong ruột và có mùi thơm rất đặc trưng; khách du lịch đến đây đa phần đều muốn thưởng thức và mua về làm quà.
Giá dừa sáp đứng ở mức cao kỷ lục từ 110.000-120.000 đồng/quả; riêng vào dịp lễ, Tết giá còn cao hơn.
Trà Vinh hiện có khoảng 25.000 cây dừa sáp, riêng huyện Cầu Kè khoảng 22.000 cây; trong đó, có khoảng 40% cây đang cho trái.
Do đa phần người dân tự nhân giống nên tỷ lệ trái sáp không cao, tối đa chỉ khoảng 30% so với tổng số trái trong mỗi buồng dừa.
Nhằm khôi phục giống dừa sáp quý hiếm và nâng tỷ lệ trái sáp, vừa qua Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án trồng 50ha dừa sáp ở xã Hòa Tân. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) nghiên cứu và đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa; phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu thực vật-hương liệu-mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đề tài "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình chuyên canh dừa sáp" trên diện tích 6ha trồng giống dừa sáp đầu dòng.
Trà Vinh hiện có bốn sản phẩm trái cây được được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa gồm dừa sáp của Hợp tác xã dừa sáp xã Hòa Tân; măng cụt của Hợp tác xã Tân Thành, ấp Tân Quy, xã An Phú Tân (huyện Cầu Kè); xoài Châu Nghệ của Hợp tác xã xoài Châu Nghệ, xã Nhị Long Phú và quýt đường của Hợp tác xã Thuận Phú, ấp Long Trị, xã Bình Phú (huyện Càng Long)./.
Huy Hoàng (TTXVN)