Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn, diện tích trồng dưa hấu của tỉnh ước khoảng hơn 3.000ha.
Mấy năm gần đây, năm nào Lạng Sơn cũng được mùa dưa hấu nhưng rất khó tiêu thụ và giá dưa giảm “thê thảm.”
Chị Vi Thị Phượng ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng cho biết nhà chị trồng hơn 6 sào dưa, cho thu hoạch gần 8 tấn quả. Đầu vụ, chị bán được với giá khoảng 4.500 đến 5.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm thu hoạch rộ, giá dưa giảm chỉ còn 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg mà không có người mua.
Dọc quốc lộ 1A từ thành phố Lạng Sơn tới huyện Chi Lăng và quốc lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn đi thị trấn Lộc Bình, hai bên đường bán rất nhiều dưa hấu.
Nhiều gia đình thu hoạch hàng tấn dưa phải làm lều, lán, trông coi đêm hôm và mong sao bán được nhanh để gỡ vốn.
Lạng Sơn là tỉnh có cửa khẩu, xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn, đặc biệt là dưa hấu. Trong nhiều năm nay, nông dân không chủ động được đầu ra, hoàn toàn dựa vào thương lái (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) nên nông sản đã bị tồn đọng./.
Mấy năm gần đây, năm nào Lạng Sơn cũng được mùa dưa hấu nhưng rất khó tiêu thụ và giá dưa giảm “thê thảm.”
Chị Vi Thị Phượng ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng cho biết nhà chị trồng hơn 6 sào dưa, cho thu hoạch gần 8 tấn quả. Đầu vụ, chị bán được với giá khoảng 4.500 đến 5.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm thu hoạch rộ, giá dưa giảm chỉ còn 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg mà không có người mua.
Dọc quốc lộ 1A từ thành phố Lạng Sơn tới huyện Chi Lăng và quốc lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn đi thị trấn Lộc Bình, hai bên đường bán rất nhiều dưa hấu.
Nhiều gia đình thu hoạch hàng tấn dưa phải làm lều, lán, trông coi đêm hôm và mong sao bán được nhanh để gỡ vốn.
Lạng Sơn là tỉnh có cửa khẩu, xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn, đặc biệt là dưa hấu. Trong nhiều năm nay, nông dân không chủ động được đầu ra, hoàn toàn dựa vào thương lái (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) nên nông sản đã bị tồn đọng./.
Thái Thuần (TTXVN/Vietnam+)