Sáng 27/4, kho nổi chứa xuất dầu trên biển lớn nhất Việt Nam (FSO5, hay có tên PTSC Bạch Hổ) chính thức xuất bến rời nhà máy đóng tàu Nam Triệu ở Hải Phòng để ra mỏ Bạch Hổ ở Vũng Tàu bàn giao cho Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam).
Mọi thao tác diễn ra rất cẩn trọng, song những người trong cuộc đều không khỏi nín thở, lo lắng về chặn đường khó khăn dài phía trước mà FSO5 phải vượt qua để nó có thể trở thành một sản phẩm hoàn hảo, chất lượng của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Công trình thế kỷ
Lần đầu tiên trong lịch sử đóng tàu Việt Nam, một con tàu chuyên dụng (không tự vận hành) có trọng tải lớn tới 150.000 tấn được đóng mới tại Việt Nam.
Kho nổi FSO5 được khởi công đóng mới vào giữa năm 2007, chính thức hạ thủy vào 14/1/2009, là loại tàu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép, được thiết kế hoạt động ngoài khơi 10 năm không phải lên ụ khô và thời gian khai thác trong vùng biển hoạt động là 100 năm.
Kho nổi do Công ty Monobuoy (Vương quốc Anh) thiết kế, đăng kiểm ABS (Mỹ) và VR giám sát thi công và phân cấp.
FSO5 có thể trữ và xuất cho khách mua dầu thương phẩm; xử lý nước vỉa (nước lẫn dầu); hệ thống kiểm tra chất lượng dầu; thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý.
Hoàn tất FSO5 được xem như một dấu ấn lịch sử, dấu ấn thế kỷ đánh dấu bước ngoặt cho ngành đóng tàu Việt Nam cũng như đưa nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam thêm một bước dài trên thế giới.
Chính vì vậy, công đoạn di chuyển FSO5 về với mỏ Bạch Hổ và vận hành chạy thử được đơn vị đóng tàu cũng như lãnh đạo tập đoàn Vinashin rất quan tâm.
Để di chuyển FSO5, vấn đề lo ngại nhất là thời tiết xấu, gió to, luồng cạn. Chính vì vậy, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đưa ra phương án di chuyển FSO5 ra phao số 0 chia thành 2 chặng đường: ngày 27/4 di chuyển từ Nam Triệu ra cảng Đình Vũ; ngày 28/4 từ Đình Vũ ra phao số 0.
Kể từ phao số 0 đến Bạch Hổ, nhà thầu phải thuê một tàu của Singapore chuyên nghiệp lai dắt.
Chặng đầu an toàn nhưng còn lo lắng
Mọi lo ngại đã không xảy ra trong việc đưa FSO5 ra phao số 0.
Sáng sớm 27/4, ông Phạm Ngọc Tiệp, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng hải, đơn vị tư vấn lập phương án di chuyển kho nổi FSO5, thở phào nhẹ nhõm. Thời tiết cũng rất thuận lợi cho việc di chuyển kho nổi rời Hải Phòng ra phao số 0.
Với tốc độ gió chỉ khoảng 3m/s, tốc độ dòng chảy ở mức 0,1m/s thấp hơn nhiều so với điều kiện cần thiết để FSO5 rời bến an toàn (điều kiện tối thiểu cần thiết là sức gió dưới 5,4m/s, dòng chảy dưới 0,3m/s).
7 giờ phút, lệnh xuất bến được phát ra. Tám chiếc tàu kéo lai dắt đưa FSO5 rời bờ Nam Triệu. Phải mất 20 phút kho nổi khổng lồ trọng tải tịnh (không có hàng) 38.000 tấn này mới có thể quay đầu đi vào luồng chính của sông Bạch Đằng.
8 giờ 30 phút, FSO5 di chuyển với tốc độ 2 hải lý/giờ (tương đương với 3,7 km/giờ) qua “cửa tử” phao số 10 an toàn, đoạn có nhiều gấp khúc và địa hình luồng phức tạp.
9 giờ, nhận định thời tiết thuận, ông Ngô Tùng Lâm, Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, quyết định thay đổi kế hoạch, rút ngắn thời gian đưa FSO5 ra thẳng phao số 0 mà không phải dừng lại cảng Đình Vũ.
Đến 16 giờ, kho nổi FSO5 đến phao số 0 an toàn, kết thúc 30km di chuyển đầu tiên.
Đưa FSO5 ra phao số 0 an toàn sớm hơn dự kiến một ngày, song còn phải mất chừng 10 ngày nữa FSO5 mới có thể đến mỏ Bạch Hổ để kết thúc chặng đường di chuyển và phải trải qua hai tháng vận hành thử nữa nếu bảo đảm tốt các thông số kỹ thuật thì khi đó công tác bàn giao FSO5 mới thực sự thành công.
Chính vì vậy, trên tàu chỉ huy đưa FSO5 ra phao số 0, khuôn mặt của ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn kinh tế Vinashin vẫn còn nhiều lo âu, bởi theo ông, cỗ máy khổng lồ này chưa một lần chạy thử nên chưa thể biết kết quả ra sao.
Chỉ một cái van hay con ốc vít hư hỏng thôi cũng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình thế kỷ này. Khó khăn vẫn còn phía trước, những người có liên quan vẫn còn phải chờ đợi trong vòng hai tháng rưỡi nữa./.
Mọi thao tác diễn ra rất cẩn trọng, song những người trong cuộc đều không khỏi nín thở, lo lắng về chặn đường khó khăn dài phía trước mà FSO5 phải vượt qua để nó có thể trở thành một sản phẩm hoàn hảo, chất lượng của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Công trình thế kỷ
Lần đầu tiên trong lịch sử đóng tàu Việt Nam, một con tàu chuyên dụng (không tự vận hành) có trọng tải lớn tới 150.000 tấn được đóng mới tại Việt Nam.
Kho nổi FSO5 được khởi công đóng mới vào giữa năm 2007, chính thức hạ thủy vào 14/1/2009, là loại tàu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép, được thiết kế hoạt động ngoài khơi 10 năm không phải lên ụ khô và thời gian khai thác trong vùng biển hoạt động là 100 năm.
Kho nổi do Công ty Monobuoy (Vương quốc Anh) thiết kế, đăng kiểm ABS (Mỹ) và VR giám sát thi công và phân cấp.
FSO5 có thể trữ và xuất cho khách mua dầu thương phẩm; xử lý nước vỉa (nước lẫn dầu); hệ thống kiểm tra chất lượng dầu; thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý.
Hoàn tất FSO5 được xem như một dấu ấn lịch sử, dấu ấn thế kỷ đánh dấu bước ngoặt cho ngành đóng tàu Việt Nam cũng như đưa nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam thêm một bước dài trên thế giới.
Chính vì vậy, công đoạn di chuyển FSO5 về với mỏ Bạch Hổ và vận hành chạy thử được đơn vị đóng tàu cũng như lãnh đạo tập đoàn Vinashin rất quan tâm.
Để di chuyển FSO5, vấn đề lo ngại nhất là thời tiết xấu, gió to, luồng cạn. Chính vì vậy, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đưa ra phương án di chuyển FSO5 ra phao số 0 chia thành 2 chặng đường: ngày 27/4 di chuyển từ Nam Triệu ra cảng Đình Vũ; ngày 28/4 từ Đình Vũ ra phao số 0.
Kể từ phao số 0 đến Bạch Hổ, nhà thầu phải thuê một tàu của Singapore chuyên nghiệp lai dắt.
Chặng đầu an toàn nhưng còn lo lắng
Mọi lo ngại đã không xảy ra trong việc đưa FSO5 ra phao số 0.
Sáng sớm 27/4, ông Phạm Ngọc Tiệp, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng hải, đơn vị tư vấn lập phương án di chuyển kho nổi FSO5, thở phào nhẹ nhõm. Thời tiết cũng rất thuận lợi cho việc di chuyển kho nổi rời Hải Phòng ra phao số 0.
Với tốc độ gió chỉ khoảng 3m/s, tốc độ dòng chảy ở mức 0,1m/s thấp hơn nhiều so với điều kiện cần thiết để FSO5 rời bến an toàn (điều kiện tối thiểu cần thiết là sức gió dưới 5,4m/s, dòng chảy dưới 0,3m/s).
7 giờ phút, lệnh xuất bến được phát ra. Tám chiếc tàu kéo lai dắt đưa FSO5 rời bờ Nam Triệu. Phải mất 20 phút kho nổi khổng lồ trọng tải tịnh (không có hàng) 38.000 tấn này mới có thể quay đầu đi vào luồng chính của sông Bạch Đằng.
8 giờ 30 phút, FSO5 di chuyển với tốc độ 2 hải lý/giờ (tương đương với 3,7 km/giờ) qua “cửa tử” phao số 10 an toàn, đoạn có nhiều gấp khúc và địa hình luồng phức tạp.
9 giờ, nhận định thời tiết thuận, ông Ngô Tùng Lâm, Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, quyết định thay đổi kế hoạch, rút ngắn thời gian đưa FSO5 ra thẳng phao số 0 mà không phải dừng lại cảng Đình Vũ.
Đến 16 giờ, kho nổi FSO5 đến phao số 0 an toàn, kết thúc 30km di chuyển đầu tiên.
Đưa FSO5 ra phao số 0 an toàn sớm hơn dự kiến một ngày, song còn phải mất chừng 10 ngày nữa FSO5 mới có thể đến mỏ Bạch Hổ để kết thúc chặng đường di chuyển và phải trải qua hai tháng vận hành thử nữa nếu bảo đảm tốt các thông số kỹ thuật thì khi đó công tác bàn giao FSO5 mới thực sự thành công.
Chính vì vậy, trên tàu chỉ huy đưa FSO5 ra phao số 0, khuôn mặt của ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn kinh tế Vinashin vẫn còn nhiều lo âu, bởi theo ông, cỗ máy khổng lồ này chưa một lần chạy thử nên chưa thể biết kết quả ra sao.
Chỉ một cái van hay con ốc vít hư hỏng thôi cũng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình thế kỷ này. Khó khăn vẫn còn phía trước, những người có liên quan vẫn còn phải chờ đợi trong vòng hai tháng rưỡi nữa./.
Văn Đức (Vietnam+)