Do nhu cầu thẩm mỹ và thú chơi cây cảnh của mọi người ngày càng cao, vài năm trở lại đây các nhà vườn ở Lai Vung (Đồng Tháp) đã sáng kiến đưa cây quýt hồng trồng trên chậu phục vụ Tết rất thành công.
Hiện nay, số lượng chậu quýt kiểng đã được các thương lái đặt mua gần hết, nhiều nhà vườn không có để bán.
Đây là mô hình được nhiều nhà vườn huyện Lai Vung áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống quýt được nhà vườn chọn là quýt hồng vì có màu sắc đẹp và lâu rụng quả sau khi chín.
Mỗi năm nhà vườn ở Lai Vung đầu tư khá nhiều công sức cho vụ quýt Tết. Từ các cây quýt trồng trên đất cho ra quả bình thường đã khó, các nhà vườn cho vào chậu, do đó đòi hỏi người trồng cần phải có kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.
Ông Lưu Văn Ràng ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung là nhà vườn đầu tiên của huyện thành công với mô hình trồng quýt trên chậu (từ năm 2007). Năm 2011, ông trồng được gần 200 chậu quýt cảnh thu lời hơn 100 triệu đồng. Qua mỗi năm, “thương hiệu” quýt trồng trên chậu của ông Ràng ngày càng được nhiều người biết đến.
Chia sẻ về mô hình trồng quýt cảnh của mình, ông Ràng nói: “Trồng được một chậu quýt phục vụ ngày Tết, tôi phải chăm sóc rất vất vả, phải chuẩn bị giâm cây con dưới đất từ hơn một năm trước. Ban đầu chỉ là một nhánh quýt chiết và phải nuôi qua 30 tháng mới có được một chậu quýt cảnh hoàn chỉnh. Điều khó khăn nhất là khi cho cây vào chậu, quýt dễ bị chết, vì vậy phải có sự đầu tư chu đáo về cây giống, kỹ thuật mới mang lại hiệu quả."
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung, hiện nay người dân rất chuộng quýt kiểng trồng trên chậu để chưng Tết, do đó huyện cũng có hướng phát triển mô hình trồng quýt kiểng cho các nhà vườn, đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng để mang lại hiệu quả cao, nhằm đưa giống quýt hồng đặc sản của Lai Vung không chỉ có thương hiệu về trái cây ngon mà còn là cây cảnh đẹp.
Theo nhận định nhiều nhà vườn, do thời tiết không thuận lợi, số lượng trồng năm nay ít, nên có khả năng mỗi chậu quýt cảnh tăng từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng. Trung bình một chậu quýt cảnh đẹp có giá 2,5-3 triệu đồng./.
Hiện nay, số lượng chậu quýt kiểng đã được các thương lái đặt mua gần hết, nhiều nhà vườn không có để bán.
Đây là mô hình được nhiều nhà vườn huyện Lai Vung áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống quýt được nhà vườn chọn là quýt hồng vì có màu sắc đẹp và lâu rụng quả sau khi chín.
Mỗi năm nhà vườn ở Lai Vung đầu tư khá nhiều công sức cho vụ quýt Tết. Từ các cây quýt trồng trên đất cho ra quả bình thường đã khó, các nhà vườn cho vào chậu, do đó đòi hỏi người trồng cần phải có kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.
Ông Lưu Văn Ràng ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung là nhà vườn đầu tiên của huyện thành công với mô hình trồng quýt trên chậu (từ năm 2007). Năm 2011, ông trồng được gần 200 chậu quýt cảnh thu lời hơn 100 triệu đồng. Qua mỗi năm, “thương hiệu” quýt trồng trên chậu của ông Ràng ngày càng được nhiều người biết đến.
Chia sẻ về mô hình trồng quýt cảnh của mình, ông Ràng nói: “Trồng được một chậu quýt phục vụ ngày Tết, tôi phải chăm sóc rất vất vả, phải chuẩn bị giâm cây con dưới đất từ hơn một năm trước. Ban đầu chỉ là một nhánh quýt chiết và phải nuôi qua 30 tháng mới có được một chậu quýt cảnh hoàn chỉnh. Điều khó khăn nhất là khi cho cây vào chậu, quýt dễ bị chết, vì vậy phải có sự đầu tư chu đáo về cây giống, kỹ thuật mới mang lại hiệu quả."
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung, hiện nay người dân rất chuộng quýt kiểng trồng trên chậu để chưng Tết, do đó huyện cũng có hướng phát triển mô hình trồng quýt kiểng cho các nhà vườn, đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng để mang lại hiệu quả cao, nhằm đưa giống quýt hồng đặc sản của Lai Vung không chỉ có thương hiệu về trái cây ngon mà còn là cây cảnh đẹp.
Theo nhận định nhiều nhà vườn, do thời tiết không thuận lợi, số lượng trồng năm nay ít, nên có khả năng mỗi chậu quýt cảnh tăng từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng. Trung bình một chậu quýt cảnh đẹp có giá 2,5-3 triệu đồng./.
(TTXVN)