Thực hiện Công văn số 290/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đưa càphê vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện, Hiệp hội càphê, cacao Việt Nam (Vicofa) đang triển khai lấy ý kiến của các doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội xung quanh vấn đề này để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương.
Theo phiếu lấy ý kiến Vicofa gửi các doanh nghiệp, ngoài quy định nêu trên, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu càphê sẽ phải đáp ứng các điều kiện gồm doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; sở hữu ít nhất 1 cơ sở chế biến càphê kèm theo kho chứa phù hợp với Quy chuẩn QCVN 01:06/2009/BNNPTNT - Cơ sở chế biến càphê - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi tham gia xuất khẩu càphê, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện gồm doanh nghiệp sản xuất theo quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt), có chứng chỉ UTZ (sản xuất truy nguyên nguồn gốc), Rainforest (chứng chỉ quản lý rừng), 4C (chương trình sản xuất càphê bền vững) và chất lượng cao có xuất khẩu với số lượng xuất khẩu tối thiểu 1.000 tấn càphê nhân/năm; doanh nghiệp có nhà máy rang xay, chế biến càphê có xuất khẩu với công suất từ 500 tấn trở lên; doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và ủy thác thì cần phải đã tham gia xuất khẩu càphê 2 năm liên tục với sản lượng càphê xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì hoạt động theo Luật Đầu tư và theo điều kiện quy định như các mục nêu trên; có tình hình tài chính kinh doanh lành mạnh.
Để quy định đáp ứng yêu cầu thực tế, Vicofa cũng đề nghị các doanh nghiệp đưa ra đánh giá tác động và các mục tiêu đạt được khi ban hành quy định điều kiện kinh doanh đối với xuất khẩu.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần góp ý về những quy định, cơ chế quản lý cần được ban hành kèm theo việc quy định điều kiện đối với kinh doanh xuất khẩu; các biện pháp thiết thực để lành mạnh hóa thị trường càphê Việt Nam, các cơ chế chính sách nâng cao, phát triển ngành càphê bền vững./.
Theo phiếu lấy ý kiến Vicofa gửi các doanh nghiệp, ngoài quy định nêu trên, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu càphê sẽ phải đáp ứng các điều kiện gồm doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; sở hữu ít nhất 1 cơ sở chế biến càphê kèm theo kho chứa phù hợp với Quy chuẩn QCVN 01:06/2009/BNNPTNT - Cơ sở chế biến càphê - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi tham gia xuất khẩu càphê, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện gồm doanh nghiệp sản xuất theo quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt), có chứng chỉ UTZ (sản xuất truy nguyên nguồn gốc), Rainforest (chứng chỉ quản lý rừng), 4C (chương trình sản xuất càphê bền vững) và chất lượng cao có xuất khẩu với số lượng xuất khẩu tối thiểu 1.000 tấn càphê nhân/năm; doanh nghiệp có nhà máy rang xay, chế biến càphê có xuất khẩu với công suất từ 500 tấn trở lên; doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và ủy thác thì cần phải đã tham gia xuất khẩu càphê 2 năm liên tục với sản lượng càphê xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì hoạt động theo Luật Đầu tư và theo điều kiện quy định như các mục nêu trên; có tình hình tài chính kinh doanh lành mạnh.
Để quy định đáp ứng yêu cầu thực tế, Vicofa cũng đề nghị các doanh nghiệp đưa ra đánh giá tác động và các mục tiêu đạt được khi ban hành quy định điều kiện kinh doanh đối với xuất khẩu.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần góp ý về những quy định, cơ chế quản lý cần được ban hành kèm theo việc quy định điều kiện đối với kinh doanh xuất khẩu; các biện pháp thiết thực để lành mạnh hóa thị trường càphê Việt Nam, các cơ chế chính sách nâng cao, phát triển ngành càphê bền vững./.
Liên Phương (TTXVN)