Lần đầu tiên thân phận Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ sống cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, được đưa lên sân khấu cải lương Thành phố Hồ Chí Minh.
Được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm” trong văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương cũng là hiện thân của người phụ nữ hồng nhan bạc phận, đa tài, đa tình, cuộc đời lắm truân chuyên, hai lần lấy chồng đều phải làm lẽ và chịu cảnh góa bụa.
Vở cải lương “Bà Chúa thơ Nôm” là những cung bậc cảm xúc về một nữ thi nhân hết mực kỳ tài. Ở cái thời mà người phụ nữ chỉ quanh quẩn trong nhà, thì Hồ Xuân Hương lại sải gót lãng du khắp nơi phong cảnh hữu tình xứ Bắc để làm thơ.
Tác giả Linh Huyền kiêm giám đốc Công ty Mekong Artists, đã dành 8 tháng nghiên cứu về cuộc đời nữ thi sĩ tài hoa này để "thai nghén" kịch bản. Linh Huyền chú ý đến một điển tích ít được khai thác là mối tình của bà với Chiêu Hổ, một mối tình ẩn chứa những uẩn ức, trái ngang.
Với độ dài 120 phút, "Bà Chúa thơ Nôm" là vở cải lương đầu tiên sử dụng rất nhiều chất liệu âm nhạc truyền thống Việt Nam như ca trù, cải lương, chèo.
Đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Trần Minh Ngọc dàn dựng vở kịch tâm sự: “Vở diễn này là một thử thách đối với chúng tôi, khi đan xen cả hai nền âm nhạc dân tộc Bắc Nam, có vẻ như rất khó đi với nhau. Chúng tôi muốn thử nghiệm kết hợp hát chèo truyền thống lâu đời với nghệ thuật cải lương mới, xen kẽ ca trù vào vọng cổ, rồi lại chuyển sang chèo.”
Việc lựa chọn nghệ sĩ vào vai Hồ Xuân Hương không dễ dàng. Đó phải là người vừa thể hiện được tâm trạng, thân phận đa chiều, vừa biết hát chèo, ca trù, vừa ca cải lương giọng Nam thật ngọt.
Thanh Thanh Hiền, một nghệ sĩ xinh đẹp, đa tài của sân khấu truyền thống Hà Nội có thể nói là lựa chọn duy nhất để vào vai diễn này.
Thanh Thanh Hiền cho biết chị nhận vai diễn này vì rất yêu nhân vật Hồ Xuân Hương, chị muốn được thể hiện thân phận người phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến khắt khe mà vẫn muốn vượt ra ngoài khuôn phép đó.
Tham gia vở diễn còn có các nghệ sĩ Phượng Loan, Lê Giang, Diệu Đức, Tuấn Thanh, Tô Châu, Vương Cảnh…
Vở diễn sẽ ra mắt vào ngày 22/5 và sẽ diễn định kỳ vào tối ngày 22 hàng tháng tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh./.
Được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm” trong văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương cũng là hiện thân của người phụ nữ hồng nhan bạc phận, đa tài, đa tình, cuộc đời lắm truân chuyên, hai lần lấy chồng đều phải làm lẽ và chịu cảnh góa bụa.
Vở cải lương “Bà Chúa thơ Nôm” là những cung bậc cảm xúc về một nữ thi nhân hết mực kỳ tài. Ở cái thời mà người phụ nữ chỉ quanh quẩn trong nhà, thì Hồ Xuân Hương lại sải gót lãng du khắp nơi phong cảnh hữu tình xứ Bắc để làm thơ.
Tác giả Linh Huyền kiêm giám đốc Công ty Mekong Artists, đã dành 8 tháng nghiên cứu về cuộc đời nữ thi sĩ tài hoa này để "thai nghén" kịch bản. Linh Huyền chú ý đến một điển tích ít được khai thác là mối tình của bà với Chiêu Hổ, một mối tình ẩn chứa những uẩn ức, trái ngang.
Với độ dài 120 phút, "Bà Chúa thơ Nôm" là vở cải lương đầu tiên sử dụng rất nhiều chất liệu âm nhạc truyền thống Việt Nam như ca trù, cải lương, chèo.
Đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Trần Minh Ngọc dàn dựng vở kịch tâm sự: “Vở diễn này là một thử thách đối với chúng tôi, khi đan xen cả hai nền âm nhạc dân tộc Bắc Nam, có vẻ như rất khó đi với nhau. Chúng tôi muốn thử nghiệm kết hợp hát chèo truyền thống lâu đời với nghệ thuật cải lương mới, xen kẽ ca trù vào vọng cổ, rồi lại chuyển sang chèo.”
Việc lựa chọn nghệ sĩ vào vai Hồ Xuân Hương không dễ dàng. Đó phải là người vừa thể hiện được tâm trạng, thân phận đa chiều, vừa biết hát chèo, ca trù, vừa ca cải lương giọng Nam thật ngọt.
Thanh Thanh Hiền, một nghệ sĩ xinh đẹp, đa tài của sân khấu truyền thống Hà Nội có thể nói là lựa chọn duy nhất để vào vai diễn này.
Thanh Thanh Hiền cho biết chị nhận vai diễn này vì rất yêu nhân vật Hồ Xuân Hương, chị muốn được thể hiện thân phận người phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến khắt khe mà vẫn muốn vượt ra ngoài khuôn phép đó.
Tham gia vở diễn còn có các nghệ sĩ Phượng Loan, Lê Giang, Diệu Đức, Tuấn Thanh, Tô Châu, Vương Cảnh…
Vở diễn sẽ ra mắt vào ngày 22/5 và sẽ diễn định kỳ vào tối ngày 22 hàng tháng tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh./.
Hạnh Long (Vietnam+)