Đã thành truyền thống, vào những ngày đầu tiên của năm mới Canh Dần 2010, hàngnghìn người dân Thủ đô và du khách trong nước, quốc tế đã chọn Văn Miếu-Quốc TửGiám ở Hà Nội, trường đại học đầu tiên của Việt Nam làm điểm du xuân.
Du khách tới đây để thắp nén hương thơm tưởng nhớ các bậc tiên thánh, tiên hiềnđã làm rạng danh quê hương, đất nước và tôn vinh truyền thống hiếu học, trọngdụng nhân tài của người Việt Nam.
Ngày 16/2 (tức mùng 3 Tết Canh Dần), lượng khách đến Văn Miếu Quốc Tử Giám tăngđột biến so với hai ngày trước đó, phần bởi thời tiết khô ráo, ấm áp, phần cũngbởi theo tục lệ của người Việt “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tếtthầy”.
Những người đến Văn Miếu hôm nay đều mong muốn được đến dâng lễ trước ban thờKhổng Tử và các bậc tiên hiền trong Đại Bái Đường, cùng ban thờ danh nhân ChuVăn An trong nhà Thái Học để tỏ lòng thành kính với những người Thầy của muônđời và cầu mong những điều tốt đẹp, sự học hanh thông cho bản thân và gia đìnhtrong năm mới.
Cũng chính vì thế, lễ tế xuân do Hội Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội tổchức trang trọng theo nghi thức truyền thống tại Đại Bái Đường Văn Miếu đúngngày mùng 3 Tết đã thu hút rất đông người tham dự, với lòng ngưỡng vọng.
Trong sân nhà Thái Học, giữa lúc trận thi đấu Cờ người đang vào hồi gay cấn,hàng người nối dài đông nghịt nam thanh nữ tú vẫn xếp hàng trật tự, đợi đến lượtxin chữ thư pháp. Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã bố trí 5bàn để các ông đồ cho chữ mà cũng không đáp ứng kịp.
Hớn hở cùng nhau hong khô những chữ “học”, chữ “nhẫn” còn tươi màu mực, nổi bậttrên nền giấy hồng điều vừa xin được, nhóm bạn Nga, Hằng, Lương Hà, Thẩm Hà - họcsinh lớp 11A12 trường trung học phổ thông Cao Bá Quát, quận Long Biên, cho biết,đây là lần đầu tiên các em đến Văn Miếu xin chữ vào dịp Tết Nguyên đán, tuy phảiđợi gần một tiếng đồng hồ, nhưng ai nấy đều thực sự thích thú.
Không chỉ cầu cho học hành, thi cử tốt đẹp như các bạn, riêng Nga còn xin chomình chữ "nhẫn", đơn giản chỉ vì “để nhắc bản thân nhẫn nhịn, suy nghĩ kỹ trướckhi nói”.
Còn với đôi bạn trẻ Thế Anh và Mai Liên đến từ Khương Đình, quận Thanh Xuân,mong muốn đầu năm là xin được chữ “duyên”, chữ “an” để thi cử tốt đẹp và tìnhcảm càng thêm gắn kết, bền chặt.
Ông Nguyễn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giámcho biết, để phục vụ khách du xuân tại Văn Miếu, ngay từ trước Tết, các bộ phậnvà cán bộ, nhân viên Trung tâm đều được quán triệt tinh thần phục vụ nhiệt tình,ứng xử văn minh. Các ban thờ được chỉnh trang sạch sẽ, trang nghiêm, đủ ánhsáng; nhiều loại hoa, cây cảnh được tăng cường để trang trí khu di tíchxanh-đẹp.
Từ mùng 2 đến mùng 8 Tết (tức 15/2-21/2), Trung tâm liên tục tổ chức các hoạtđộng: thư pháp, ca nhạc dân tộc mừng Đảng-mừng xuân, múa rối nước, trò chơi đánhđu.
Bên cạnh đó, còn có thi đấu cờ bỏi, cờ người (từ mùng 2-4 Tết); bình thơThăng Long xưa-Hà Nội nay, thi kéo lửa thổi cơm thi (mùng 5 Tết); múa dân gianlong-ly-quy-phượng (mùng 7 Tết). Nhiều đoàn tế lễ đến từ các quận, huyện trongThành phố cũng đăng ký tham gia dâng hương tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (từ ngàymùng 2 đến mùng 7 Tết).
Đến tham quan Văn Miếu xuân này, trong số khách hành hương có rất đông các cặpvợ chồng trẻ dắt theo con nhỏ và học sinh phổ thông, sinh viên các trường đạihọc, cao đẳng. Trên tay các em là các món quà lưu niệm nhỏ, từ những sợi dây đeocổ, đeo tay, những bức thư pháp tươi màu mực đến mô hình các cụ rùa đội bia,chuông, khánh, nhạc cụ dân tộc, chiếc quạt, cây bút cách điệu đều hiển hiệnnhững chữ học, đức, tâm, minh, hòa, đăng khoa, mang theo mong ước đẹp về sự học.
Du xuân Văn Miếu, xin chữ, lễ Thầy dịp đầu năm mới là nét đẹp văn hóa rất đángtrân trọng, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống của Thủ đô ngàn năm vănhiến, nhất là trong dịp Hà Nội cùng cả nước đang tiến tới Đại lễ kỷ niệm 1.000năm Thăng Long-Hà Nội./.
Du khách tới đây để thắp nén hương thơm tưởng nhớ các bậc tiên thánh, tiên hiềnđã làm rạng danh quê hương, đất nước và tôn vinh truyền thống hiếu học, trọngdụng nhân tài của người Việt Nam.
Ngày 16/2 (tức mùng 3 Tết Canh Dần), lượng khách đến Văn Miếu Quốc Tử Giám tăngđột biến so với hai ngày trước đó, phần bởi thời tiết khô ráo, ấm áp, phần cũngbởi theo tục lệ của người Việt “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tếtthầy”.
Những người đến Văn Miếu hôm nay đều mong muốn được đến dâng lễ trước ban thờKhổng Tử và các bậc tiên hiền trong Đại Bái Đường, cùng ban thờ danh nhân ChuVăn An trong nhà Thái Học để tỏ lòng thành kính với những người Thầy của muônđời và cầu mong những điều tốt đẹp, sự học hanh thông cho bản thân và gia đìnhtrong năm mới.
Cũng chính vì thế, lễ tế xuân do Hội Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội tổchức trang trọng theo nghi thức truyền thống tại Đại Bái Đường Văn Miếu đúngngày mùng 3 Tết đã thu hút rất đông người tham dự, với lòng ngưỡng vọng.
Trong sân nhà Thái Học, giữa lúc trận thi đấu Cờ người đang vào hồi gay cấn,hàng người nối dài đông nghịt nam thanh nữ tú vẫn xếp hàng trật tự, đợi đến lượtxin chữ thư pháp. Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã bố trí 5bàn để các ông đồ cho chữ mà cũng không đáp ứng kịp.
Hớn hở cùng nhau hong khô những chữ “học”, chữ “nhẫn” còn tươi màu mực, nổi bậttrên nền giấy hồng điều vừa xin được, nhóm bạn Nga, Hằng, Lương Hà, Thẩm Hà - họcsinh lớp 11A12 trường trung học phổ thông Cao Bá Quát, quận Long Biên, cho biết,đây là lần đầu tiên các em đến Văn Miếu xin chữ vào dịp Tết Nguyên đán, tuy phảiđợi gần một tiếng đồng hồ, nhưng ai nấy đều thực sự thích thú.
Không chỉ cầu cho học hành, thi cử tốt đẹp như các bạn, riêng Nga còn xin chomình chữ "nhẫn", đơn giản chỉ vì “để nhắc bản thân nhẫn nhịn, suy nghĩ kỹ trướckhi nói”.
Còn với đôi bạn trẻ Thế Anh và Mai Liên đến từ Khương Đình, quận Thanh Xuân,mong muốn đầu năm là xin được chữ “duyên”, chữ “an” để thi cử tốt đẹp và tìnhcảm càng thêm gắn kết, bền chặt.
Ông Nguyễn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giámcho biết, để phục vụ khách du xuân tại Văn Miếu, ngay từ trước Tết, các bộ phậnvà cán bộ, nhân viên Trung tâm đều được quán triệt tinh thần phục vụ nhiệt tình,ứng xử văn minh. Các ban thờ được chỉnh trang sạch sẽ, trang nghiêm, đủ ánhsáng; nhiều loại hoa, cây cảnh được tăng cường để trang trí khu di tíchxanh-đẹp.
Từ mùng 2 đến mùng 8 Tết (tức 15/2-21/2), Trung tâm liên tục tổ chức các hoạtđộng: thư pháp, ca nhạc dân tộc mừng Đảng-mừng xuân, múa rối nước, trò chơi đánhđu.
Bên cạnh đó, còn có thi đấu cờ bỏi, cờ người (từ mùng 2-4 Tết); bình thơThăng Long xưa-Hà Nội nay, thi kéo lửa thổi cơm thi (mùng 5 Tết); múa dân gianlong-ly-quy-phượng (mùng 7 Tết). Nhiều đoàn tế lễ đến từ các quận, huyện trongThành phố cũng đăng ký tham gia dâng hương tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (từ ngàymùng 2 đến mùng 7 Tết).
Đến tham quan Văn Miếu xuân này, trong số khách hành hương có rất đông các cặpvợ chồng trẻ dắt theo con nhỏ và học sinh phổ thông, sinh viên các trường đạihọc, cao đẳng. Trên tay các em là các món quà lưu niệm nhỏ, từ những sợi dây đeocổ, đeo tay, những bức thư pháp tươi màu mực đến mô hình các cụ rùa đội bia,chuông, khánh, nhạc cụ dân tộc, chiếc quạt, cây bút cách điệu đều hiển hiệnnhững chữ học, đức, tâm, minh, hòa, đăng khoa, mang theo mong ước đẹp về sự học.
Du xuân Văn Miếu, xin chữ, lễ Thầy dịp đầu năm mới là nét đẹp văn hóa rất đángtrân trọng, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống của Thủ đô ngàn năm vănhiến, nhất là trong dịp Hà Nội cùng cả nước đang tiến tới Đại lễ kỷ niệm 1.000năm Thăng Long-Hà Nội./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)