Cơ quan Tiền tệ Singapore cho biết tính đến hết tháng 3/2013, dự trữ ngoại tệ của Singapore đạt 320,44 tỷ SGD (258,17 tỷ USD), giảm nhẹ so với mức 320,73 tỷ SGD (259,14 tỷ USD) của tháng 2/2013.
Tuy nhiên, lượng dự trữ ngoại tệ trong tháng 3/2013 của Singapore đã tăng so với cuối tháng 12/2012, khi dự trữ ngoại tệ của Singapore là 316,74 tỷ SGD (259,3 tỷ USD).
Tại Singapore, dự trữ ngoại hối chủ yếu dưới hình thức vàng và ngoại tệ và do Ngân hàng trung ương nắm giữ hoặc kiểm soát. Một phần nhỏ số đó được dự trữ dưới dạng quyền rút vốn đặc biệt hoặc các loại cổ phiếu, trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá bằng ngoại tệ.
Trong khi đó, theo thông báo vừa công bố của Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), dự trữ ngoại tệ của nước này trong tháng 3/2013 đã giảm nhẹ từ 105,2 tỷ USD trong tháng trước đó xuống 104,8 tỷ USD, trong bối cảnh các nhà phân tích tài chính cho rằng BI đã giảm bớt sự can thiệp vào thị trường tiền tệ và cần tăng lãi suất từ mức thấp 5,75% được áp dụng liên tục trong 14 tháng qua.
Như vậy, dự trữ ngoại hối của Indonesia bị giảm mạnh tới 7,6 tỷ USD trong hai tháng đầu tiên của năm nay, chủ yếu do BI phải tăng cường can thiệp để bảo vệ sự ổn định của đồng rupiah.
Trước khi BI công bố báo cáo nói trên, nhà phân tích chứng khoán Aldian Taloputra của Công ty chứng khoán Mandiri Sekuritas nhận định BI có thể đã bắt đầu thu hẹp quy mô can thiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thống đốc BI sẽ mãn nhiệm vào tháng Năm tới, Darmin Nasution nói rằng dự trữ ngoại tệ của Indonesia có thể còn tiếp tục giảm, song ở mức độ nhẹ, và khẳng định chính sách can thiệp vào thị trường tiền tệ của BI là cần thiết. Đồng rupiah đã giảm 0,2% và đóng cửa ở mức 9,753 rupiah đổi 1 USD trong phiên giao dịch cuối tuần trước./.
Tuy nhiên, lượng dự trữ ngoại tệ trong tháng 3/2013 của Singapore đã tăng so với cuối tháng 12/2012, khi dự trữ ngoại tệ của Singapore là 316,74 tỷ SGD (259,3 tỷ USD).
Tại Singapore, dự trữ ngoại hối chủ yếu dưới hình thức vàng và ngoại tệ và do Ngân hàng trung ương nắm giữ hoặc kiểm soát. Một phần nhỏ số đó được dự trữ dưới dạng quyền rút vốn đặc biệt hoặc các loại cổ phiếu, trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá bằng ngoại tệ.
Trong khi đó, theo thông báo vừa công bố của Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), dự trữ ngoại tệ của nước này trong tháng 3/2013 đã giảm nhẹ từ 105,2 tỷ USD trong tháng trước đó xuống 104,8 tỷ USD, trong bối cảnh các nhà phân tích tài chính cho rằng BI đã giảm bớt sự can thiệp vào thị trường tiền tệ và cần tăng lãi suất từ mức thấp 5,75% được áp dụng liên tục trong 14 tháng qua.
Như vậy, dự trữ ngoại hối của Indonesia bị giảm mạnh tới 7,6 tỷ USD trong hai tháng đầu tiên của năm nay, chủ yếu do BI phải tăng cường can thiệp để bảo vệ sự ổn định của đồng rupiah.
Trước khi BI công bố báo cáo nói trên, nhà phân tích chứng khoán Aldian Taloputra của Công ty chứng khoán Mandiri Sekuritas nhận định BI có thể đã bắt đầu thu hẹp quy mô can thiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thống đốc BI sẽ mãn nhiệm vào tháng Năm tới, Darmin Nasution nói rằng dự trữ ngoại tệ của Indonesia có thể còn tiếp tục giảm, song ở mức độ nhẹ, và khẳng định chính sách can thiệp vào thị trường tiền tệ của BI là cần thiết. Đồng rupiah đã giảm 0,2% và đóng cửa ở mức 9,753 rupiah đổi 1 USD trong phiên giao dịch cuối tuần trước./.
Yến - Tú (TTXVN)