Mới đây, thần đồng nổi tiếng với thành tích học hai ngày 3 lớp Hoàng Thân đã được Hà Nội ưu ái đặc cách cho một suất mua nhà thu nhập thấp, là một căn hộ chung cư Kiến Hưng ở quận Hà Đông. Đây đúng là một đặc cách hiếm hoi bởi để được một suất mua nhà ở đây, hàng trăm hàng nghìn người dân có hộ khẩu Hà Nội đàng hoàng đã phải rồng rắn nộp hồ sơ, chầu chực chờ đợi, trong khi em Thân lại là người dân tộc Tày, ở Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Lương 1,5 triệu đồng, mua nhà tiền tỷ?
Thần đồng Hoàng Thân năm nay mới học lớp 7, 12 tuổi, nên chẳng bận tâm đến chuyện nhà cửa. Chỉ có chị Tửu, mẹ em, và ông Hóa, người đã 7 năm nay thay ông ngoại Thân, chăm lo cho cậu là héo cả ruột gan. “Căn hộ có diện tích 70m2, tổng giá trị khoảng 796 triệu đồng. Lấy tiền đâu mà mua bây giờ?” chị Tửu buồn rầu nói. Làm nhân viên cấp dưỡng ở Công ty Dược phẩm Traphaco, thu nhập mỗi tháng của chị chỉ có 1,5 triệu đồng. Số tiền ấy thậm chí còn chẳng đủ trả tiền thuê nhà 2 triệu đồng/tháng. Mẹ con chị phải sống nhờ sự đùm bọc của ông Hóa, người bạn chiến đấu của ông ngoại. Với mức lương hưu 3,7 triệu đồng/tháng, 7 năm nay, ông Hóa đã thay người bạn thân chăm sóc cho Thân, đưa em từ Thái Nguyên xuống Hà Nội ăn học. Căn nhà trọ ọp ẹp ở ngõ nhỏ phố Định Công của mẹ con Thân trống hoác từ trước ra sau, chẳng có vật dụng gì giá trị trừ chiếc máy tính do Công ty Cổ phần FPT tặng. Tài sản lớn nhất ngự ở… trên tường là chi chít bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận các giải thưởng của Thân. Không có tiền để mua khung, những bằng khen, giấy khen ấy được ông Hóa cẩn thận gắn bằng băng dính lên tấm bìa caton hay miếng xốp, làm thành những chiếc bảng, cả những tấm ảnh Thân chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay nguyên phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm. Ông Hóa năm nay đã 76 tuổi. Cầm tờ giấy do Công ty Vinaconex Xuân Mai, chi nhánh Hà Đông, đơn vị thi công khu chung cư, gửi xuống, báo về việc mua nhà và khoản tiền phải nộp, ông đắng lòng bảo: “Tôi đã cố gắng đi nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ, nhưng số tiền lớn quá. Mẹ con nó thì không có một đồng một cắc nào rồi. Mà không có tiền nộp, thì Thân sẽ mất quyền mua nhà.” Còn nhớ, năm 2005, người dân cả nước đã được một phen ngỡ ngàng khi tại cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, một cậu bé mới 5 tuổi, chưa hề đi học, lại đoạt giải đặc biệt với sản phẩm mô hình Học toán thông minh. Mô hình ấy được Thân sáng tạo từ những vỏ thuốc ông Hóa bỏ đi sau khi uống. Hình ảnh em bé lon ton lên nhận giải đã khiến cho bà Huỳnh Mai, khi đó là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, không khỏi ngạc nhiên. “Ước mơ của cháu là gì?” bà Thứ trưởng hỏi. Thân hồn nhiên đáp: “Cháu chỉ ước được đi học.” Thế là lần đầu tiên, một cậu bé 5 tuổi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc cách cho vào lớp 1, được miễn hoàn toàn học phí. Thế nhưng, Thân chỉ học lớp 1 của trường Tiểu học Đại Kim được đúng một buổi sáng thì buổi chiều, cô giáo dạy em kiến nghị với Hiệu trưởng cho Thân lên lớp 2 vì khả năng của em vượt trội so với học sinh cùng lớp. Nhưng cũng chỉ sau đúng một buổi học, cô giáo dạy lớp 2 lại đề nghị chuyển em lến lớp 3. Ít ai biết rằng, trước đó, ông Hóa đã đi gõ cửa khắp các trường học để xin cho em được đi học nhưng các trường đều lắc đầu vì quy chế không cho phép một trẻ mới 5 tuổi đã vào lớp 1. Cậu bé “vàng” ấy được ông Hóa phát hiện khi tình cờ lên thăm người bạn chiến đấu ở Thái Nguyên. Thấy khả năng đặc biệt của Thân, ông Hóa đã đưa em về Hà Nội, hứa chăm lo cho em. Và cũng vì lời hứa với người bạn, vì lo cho Thân, ông Hóa quyết định cho em học lớp 2 thay vì “nhảy cóc” lên hẳn lớp 3 như đề nghị của trường, để em dễ hòa đồng với bạn bè. Thân giờ đã là học sinh lớp 7. Trong 7 năm ấy, em luôn là học sinh giỏi toàn diện. Thân đã 6 lần dự thi giải Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc thì cả 6 lần đều đoạt giải. Em cũng 4 lần nhận giải thưởng Vừ A Dính. Năm 2010, Thân được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen. Năm 2011, em cũng nhận được Ủy ban dân tộc của Chính phủ tặng bằng khen. Dưới thảm đỏ có… gai?
Một em bé nhiều tiềm năng nên việc Hà Nội ưu tiên cho em được mua nhà cũng là một cách trải thảm đỏ đón nhân tài. Còn nhớ, năm 2010, khi biết gia đình em Hồ Thị Hiếu Hiền, học sinh đoạt giải nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 39, vẫn phải ở nhà thuê, thành phố Đà Nẵng đã tặng em một căn hộ chung cư. Không biết, nếu cũng phải chung chi mua nhà thu nhập thấp như Hoàng Thân thì gia đình em Hiếu Hiền liệu có đủ tiền? Cách đãi ngộ của Hà Nội khiến không ít người khi biết chuyện phải giật mình và tự đặt câu hỏi, ưu đãi kiểu nửa vời đó có phải là “đánh đố” thần đồng? Lại nhớ câu chuyện dân gian về cậu bé thông minh, rằng vua muốn thử tài nên đã đưa cho cậu một con chim, yêu cầu làm một mâm cỗ. Cậu bé đã đưa lại cho nhà vua một cây kim mà đề nghị rằng: “Vua mài kim này thành dao để ta mổ chim làm thịt.” Vua nghe xong phục tài, đã trọng thưởng cậu bé thần đồng. Trộm nghĩ, Hoàng Thân cũng nên bắt chước cậu bé khi xưa, đưa ra ứng đối thông minh. Nhưng có lẽ, điều ấy cũng chẳng nghĩa lý gì vì cùng là “thách đố” nhưng mục đích và cái tâm của kẻ kén người tài xưa và nay hình như khác xa nhau. Trải thảm đỏ đón nhân tài đã được nhiều tỉnh triển khai như một “phong trào.” Nhưng cũng không ít nhân tài từng than thở rằng, dường như dưới thảm đỏ có… gai. Thế nên, có lẽ cũng không quá khó hiểu khi sau 7 năm tổ chức các lễ tuyên dương thủ khoa đầu vào và đầu ra của các trường đại học rất hoành tráng với hơn 700 thủ khoa được vinh danh, Hà Nội cũng chỉ nhận được vài chục người trong số họ chịu "đầu quân"./.
Thần đồng Hoàng Thân năm nay mới học lớp 7, 12 tuổi, nên chẳng bận tâm đến chuyện nhà cửa. Chỉ có chị Tửu, mẹ em, và ông Hóa, người đã 7 năm nay thay ông ngoại Thân, chăm lo cho cậu là héo cả ruột gan. “Căn hộ có diện tích 70m2, tổng giá trị khoảng 796 triệu đồng. Lấy tiền đâu mà mua bây giờ?” chị Tửu buồn rầu nói. Làm nhân viên cấp dưỡng ở Công ty Dược phẩm Traphaco, thu nhập mỗi tháng của chị chỉ có 1,5 triệu đồng. Số tiền ấy thậm chí còn chẳng đủ trả tiền thuê nhà 2 triệu đồng/tháng. Mẹ con chị phải sống nhờ sự đùm bọc của ông Hóa, người bạn chiến đấu của ông ngoại. Với mức lương hưu 3,7 triệu đồng/tháng, 7 năm nay, ông Hóa đã thay người bạn thân chăm sóc cho Thân, đưa em từ Thái Nguyên xuống Hà Nội ăn học. Căn nhà trọ ọp ẹp ở ngõ nhỏ phố Định Công của mẹ con Thân trống hoác từ trước ra sau, chẳng có vật dụng gì giá trị trừ chiếc máy tính do Công ty Cổ phần FPT tặng. Tài sản lớn nhất ngự ở… trên tường là chi chít bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận các giải thưởng của Thân. Không có tiền để mua khung, những bằng khen, giấy khen ấy được ông Hóa cẩn thận gắn bằng băng dính lên tấm bìa caton hay miếng xốp, làm thành những chiếc bảng, cả những tấm ảnh Thân chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay nguyên phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm. Ông Hóa năm nay đã 76 tuổi. Cầm tờ giấy do Công ty Vinaconex Xuân Mai, chi nhánh Hà Đông, đơn vị thi công khu chung cư, gửi xuống, báo về việc mua nhà và khoản tiền phải nộp, ông đắng lòng bảo: “Tôi đã cố gắng đi nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ, nhưng số tiền lớn quá. Mẹ con nó thì không có một đồng một cắc nào rồi. Mà không có tiền nộp, thì Thân sẽ mất quyền mua nhà.” Còn nhớ, năm 2005, người dân cả nước đã được một phen ngỡ ngàng khi tại cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, một cậu bé mới 5 tuổi, chưa hề đi học, lại đoạt giải đặc biệt với sản phẩm mô hình Học toán thông minh. Mô hình ấy được Thân sáng tạo từ những vỏ thuốc ông Hóa bỏ đi sau khi uống. Hình ảnh em bé lon ton lên nhận giải đã khiến cho bà Huỳnh Mai, khi đó là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, không khỏi ngạc nhiên. “Ước mơ của cháu là gì?” bà Thứ trưởng hỏi. Thân hồn nhiên đáp: “Cháu chỉ ước được đi học.” Thế là lần đầu tiên, một cậu bé 5 tuổi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc cách cho vào lớp 1, được miễn hoàn toàn học phí. Thế nhưng, Thân chỉ học lớp 1 của trường Tiểu học Đại Kim được đúng một buổi sáng thì buổi chiều, cô giáo dạy em kiến nghị với Hiệu trưởng cho Thân lên lớp 2 vì khả năng của em vượt trội so với học sinh cùng lớp. Nhưng cũng chỉ sau đúng một buổi học, cô giáo dạy lớp 2 lại đề nghị chuyển em lến lớp 3. Ít ai biết rằng, trước đó, ông Hóa đã đi gõ cửa khắp các trường học để xin cho em được đi học nhưng các trường đều lắc đầu vì quy chế không cho phép một trẻ mới 5 tuổi đã vào lớp 1. Cậu bé “vàng” ấy được ông Hóa phát hiện khi tình cờ lên thăm người bạn chiến đấu ở Thái Nguyên. Thấy khả năng đặc biệt của Thân, ông Hóa đã đưa em về Hà Nội, hứa chăm lo cho em. Và cũng vì lời hứa với người bạn, vì lo cho Thân, ông Hóa quyết định cho em học lớp 2 thay vì “nhảy cóc” lên hẳn lớp 3 như đề nghị của trường, để em dễ hòa đồng với bạn bè. Thân giờ đã là học sinh lớp 7. Trong 7 năm ấy, em luôn là học sinh giỏi toàn diện. Thân đã 6 lần dự thi giải Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc thì cả 6 lần đều đoạt giải. Em cũng 4 lần nhận giải thưởng Vừ A Dính. Năm 2010, Thân được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen. Năm 2011, em cũng nhận được Ủy ban dân tộc của Chính phủ tặng bằng khen. Dưới thảm đỏ có… gai?
Một em bé nhiều tiềm năng nên việc Hà Nội ưu tiên cho em được mua nhà cũng là một cách trải thảm đỏ đón nhân tài. Còn nhớ, năm 2010, khi biết gia đình em Hồ Thị Hiếu Hiền, học sinh đoạt giải nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 39, vẫn phải ở nhà thuê, thành phố Đà Nẵng đã tặng em một căn hộ chung cư. Không biết, nếu cũng phải chung chi mua nhà thu nhập thấp như Hoàng Thân thì gia đình em Hiếu Hiền liệu có đủ tiền? Cách đãi ngộ của Hà Nội khiến không ít người khi biết chuyện phải giật mình và tự đặt câu hỏi, ưu đãi kiểu nửa vời đó có phải là “đánh đố” thần đồng? Lại nhớ câu chuyện dân gian về cậu bé thông minh, rằng vua muốn thử tài nên đã đưa cho cậu một con chim, yêu cầu làm một mâm cỗ. Cậu bé đã đưa lại cho nhà vua một cây kim mà đề nghị rằng: “Vua mài kim này thành dao để ta mổ chim làm thịt.” Vua nghe xong phục tài, đã trọng thưởng cậu bé thần đồng. Trộm nghĩ, Hoàng Thân cũng nên bắt chước cậu bé khi xưa, đưa ra ứng đối thông minh. Nhưng có lẽ, điều ấy cũng chẳng nghĩa lý gì vì cùng là “thách đố” nhưng mục đích và cái tâm của kẻ kén người tài xưa và nay hình như khác xa nhau. Trải thảm đỏ đón nhân tài đã được nhiều tỉnh triển khai như một “phong trào.” Nhưng cũng không ít nhân tài từng than thở rằng, dường như dưới thảm đỏ có… gai. Thế nên, có lẽ cũng không quá khó hiểu khi sau 7 năm tổ chức các lễ tuyên dương thủ khoa đầu vào và đầu ra của các trường đại học rất hoành tráng với hơn 700 thủ khoa được vinh danh, Hà Nội cũng chỉ nhận được vài chục người trong số họ chịu "đầu quân"./.
Thành tích của Hoàng Thân
Năm 2005: - Giải đặc biệt cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ nhất với sản phẩm Học toán thông minh Năm 2006: - Giải Ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ hai với mô hình Rừng vàng. - Giải thưởng Vừ A Dính. Năm 2007: - Giải Khuyến khích cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ ba với mô hình học môn lịch sử Trận đánh Điện Biên Phủ và trận đánh quân Nguyên Mông. - Giải thưởng Vừ A Dính. - Học bổng Vinamilk Năm 2008: - Học bổng Bay cao những ước mơ Năm 2009: - Giải Khuyến khích cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ năm với mô hình Đồ dùng học tập bằng hình ảnh động. Năm 2010: - Giải Khuyến khích cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ sáu với mô hình Hệ mặt trời và các hành tinh. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. - Giải thưởng Vừ A Dính - Học bổng của 1.000 doanh nhân Thăng Long-Hà Nội - Bằng khen của Ủy ban dân tộc của Chính phủ Năm 2011: - Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. |
Phạm Mai (Vietnam+)