Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, dư luận tại Australia đánh giá rất cao việc Việt Nam lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời nhận định bản Dự thảo có rất nhiều điểm tích cực cần tiếp tục được phát huy.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt kiều tại Australia khẳng định việc Việt Nam lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chứng tỏ quyền của người dân được tôn trọng và Việt Nam là một quốc gia dân chủ.
Ông Trần Bá Phúc cho biết trước, trong và sau khi về Việt Nam tham dự Hội nghị cho kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 hồi đầu năm, ông nhận thấy tinh thần đóng góp của người dân trong và ngoài nước rất cao.
Qua việc tham gia góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nói chung và tại Australia nói riêng cảm thấy phải có trách nhiệm và gắn bó hơn nữa với đất nước.
Bàn về một số nội dung Dự thảo, ông Trần Bá Phúc nhấn mạnh việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là bất di bất dịch.
Nguyên do là vai trò lãnh đạo của Đảng đã được chứng minh qua nhiều thời kỳ kháng chiến, đưa đất nước phục hồi sau chiến tranh và phát triển được như ngày hôm nay. Tuy nhiên, Hiến pháp cần quy định rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng để nâng cao vai trò của Đảng và giám sát Đảng chặt chẽ hơn.
Là một Việt kiều rất tích cực hướng về Tổ quốc, ông Trần Bá Phúc cũng nêu một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Theo ông, Hiến pháp nên quy định người Việt Nam ở nước ngoài cũng được hưởng quyền lợi như công dân Việt Nam.
Có như vậy quan điểm cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của khối dân tộc mới có giá trị thiết thực hơn.
Bên cạnh đó, Hiến pháp nên quy định rõ việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Thủ tục xin giữ quốc tịch Việt Nam cũng cần được quy định rõ hơn và đơn giản hơn.
Để người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm về Việt Nam đầu tư, xây dựng đất nước, Hiến pháp nên quy định rõ việc bảo vệ quyền lợi, vốn liếng, tài sản của doanh nhân Việt kiều, coi đây là chính sách ưu đãi đối với Việt kiều.
Với cách nhìn của một chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng thế giới, giáo sư Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia đánh giá việc Việt Nam lần đầu tiên lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một bước đi tích cực.
Việc làm này vừa cho thấy tầm quan trọng của Hiến pháp, vừa khiến mọi người dân đều tham gia vào tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992, giúp họ cảm thấy không xa lạ với Hiến pháp của nhà nước.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN, giáo sư Carlyle Thayer nhận định có nhiều điểm tích cực trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam.
Điển hình là việc Việt Nam thể hiện trách nhiệm đối với hòa bình quốc tế khi quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình phi quân sự của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Hiến pháp cũng đề cập tới những vấn đề “nóng” trong xã hội, như sở hữu đất đai, bảo vệ môi trường… Đời sống tinh thần của người dân cũng được quan tâm hơn nữa với các quy định về quyền hưởng thụ giá trị văn hóa, quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Giáo sư Carlyle Thayer bày tỏ tin tưởng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt được sự đồng thuận của toàn dân tộc./.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt kiều tại Australia khẳng định việc Việt Nam lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chứng tỏ quyền của người dân được tôn trọng và Việt Nam là một quốc gia dân chủ.
Ông Trần Bá Phúc cho biết trước, trong và sau khi về Việt Nam tham dự Hội nghị cho kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 hồi đầu năm, ông nhận thấy tinh thần đóng góp của người dân trong và ngoài nước rất cao.
Qua việc tham gia góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nói chung và tại Australia nói riêng cảm thấy phải có trách nhiệm và gắn bó hơn nữa với đất nước.
Bàn về một số nội dung Dự thảo, ông Trần Bá Phúc nhấn mạnh việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là bất di bất dịch.
Nguyên do là vai trò lãnh đạo của Đảng đã được chứng minh qua nhiều thời kỳ kháng chiến, đưa đất nước phục hồi sau chiến tranh và phát triển được như ngày hôm nay. Tuy nhiên, Hiến pháp cần quy định rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng để nâng cao vai trò của Đảng và giám sát Đảng chặt chẽ hơn.
Là một Việt kiều rất tích cực hướng về Tổ quốc, ông Trần Bá Phúc cũng nêu một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Theo ông, Hiến pháp nên quy định người Việt Nam ở nước ngoài cũng được hưởng quyền lợi như công dân Việt Nam.
Có như vậy quan điểm cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của khối dân tộc mới có giá trị thiết thực hơn.
Bên cạnh đó, Hiến pháp nên quy định rõ việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Thủ tục xin giữ quốc tịch Việt Nam cũng cần được quy định rõ hơn và đơn giản hơn.
Để người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm về Việt Nam đầu tư, xây dựng đất nước, Hiến pháp nên quy định rõ việc bảo vệ quyền lợi, vốn liếng, tài sản của doanh nhân Việt kiều, coi đây là chính sách ưu đãi đối với Việt kiều.
Với cách nhìn của một chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng thế giới, giáo sư Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia đánh giá việc Việt Nam lần đầu tiên lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một bước đi tích cực.
Việc làm này vừa cho thấy tầm quan trọng của Hiến pháp, vừa khiến mọi người dân đều tham gia vào tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992, giúp họ cảm thấy không xa lạ với Hiến pháp của nhà nước.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN, giáo sư Carlyle Thayer nhận định có nhiều điểm tích cực trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam.
Điển hình là việc Việt Nam thể hiện trách nhiệm đối với hòa bình quốc tế khi quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình phi quân sự của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Hiến pháp cũng đề cập tới những vấn đề “nóng” trong xã hội, như sở hữu đất đai, bảo vệ môi trường… Đời sống tinh thần của người dân cũng được quan tâm hơn nữa với các quy định về quyền hưởng thụ giá trị văn hóa, quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Giáo sư Carlyle Thayer bày tỏ tin tưởng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam sẽ nhanh chóng đạt được sự đồng thuận của toàn dân tộc./.
(TTXVN)