Việc Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama ngày 2/6 tuyên bố từ chức đã gây bất ngờ cho dư luận tại Nhật Bản cũng như nước ngoài.
Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản - tổ chức rất có ảnh hưởng tại Nhật Bản, ông Hiromasa Yonekura kêu gọi nhanh chóng thiết lập một chính phủ mới.
Trong một tuyên bố viết thành văn bản, ông Yonekura nhấn mạnh "muốn các đảng cầm quyền nhanh chóng thiết lập một chính quyền mới đủ khả năng đảm bảo uy tín ở cả trong và ngoài nước."
Ông cũng cho rằng việc từ chức là một quyết định khó khăn đối với Thủ tướng Hatoyama sau những nỗ lực hết mình để xây dựng một nước Nhật mới.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Tadashi Okamura cũng ra tuyên bố yêu cầu thành lập chính phủ mới ngay lập tức trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước và quốc tế.
Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Osaka Shigeo Sato cho rằng chính phủ "không được phép tạo khoảng trống và xáo trộn về chính trị khi các vấn đề trong nước và nước ngoài đang chất cao như núi."
Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai bày tỏ quan ngại niềm tin của công chúng đối với chính giới có thể bị tổn hại bởi sự từ chức của Thủ tướng Hatoyama, người đã được công chúng đặt nhiều kỳ vọng trong cuộc bầu cử Hạ viện năm ngoái.
Người dân ở tỉnh Okinawa hết sức bất ngờ sau khi Thủ tướng Hatoyama quyết định từ chức. Phần đông ý kiến ở đây cho rằng việc Thủ tướng Hatoyama từ chức là một quyết định "thiếu trách nhiệm" trong bối cảnh chính quyền của ông chưa giải quyết xong nhiều vấn đề, nhất là vấn đề di chuyển căn cứ không quân Futenma của quân đội Mỹ tại Okinawa.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đánh giá cao nỗ lực của Thủ tướng Hatoyama tìm cách giảm bớt số căn cứ quân sự tại Okinawa.
Phó tỉnh trưởng Okinawa, ông Yoshiyuki Uehara, cho rằng Thủ tướng Hatoyama đã tận tụy với Okinawa và người dân ở đây sẽ không quên những nỗ lực của ông.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông và ngoại giao quốc tế trong ngày 2/6 đã có nhiều ý kiến bình luận về việc Thủ tướng Nhật Bản từ chức.
Kênh truyền hình CNN của Mỹ cho rằng sau sự kiện này Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới.
Một quan chức ở Washington cho biết Mỹ sẽ lưu tâm đến chính sách của chính phủ mới ở Nhật Bản cũng như quan điểm của người kế nhiệm Thủ tướng Hatoyama đối với Mỹ. Tuy nhiên, quan chức này cho rằng biến động tại chính trường Mỹ sẽ không tác động nhiều tới quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Trung Quốc sẽ hợp tác với Nhật Bản để tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nhật vì lợi ích chung.
Theo một quan chức Nhật Bản, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Naoto Kan có thể sẽ hủy chuyến công du tới Hàn Quốc tham dự Hội nghị tài chính Nhóm G20 tổ chức ở thành phố Busan vào ngày 4-5/6 tới. Nhiều khả năng Thống đốc Ngân Hàng Nhật Bản (BOJ) Masaaki Shirakawa sẽ thay mặt ông Kan tham dự hội nghị này.
Sau khi Thủ tướng Hatoyama tuyên bố từ chức, thị trường chứng khoán Nhật Bản sụt giảm 1,12%. Chỉ số Nikkei trên sàn giao dịch Tokyo mất 108,59 điểm, còn 9.603,24 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Topix giảm 9,99 điểm (1,14%) xuống 870,05 điểm./.
Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản - tổ chức rất có ảnh hưởng tại Nhật Bản, ông Hiromasa Yonekura kêu gọi nhanh chóng thiết lập một chính phủ mới.
Trong một tuyên bố viết thành văn bản, ông Yonekura nhấn mạnh "muốn các đảng cầm quyền nhanh chóng thiết lập một chính quyền mới đủ khả năng đảm bảo uy tín ở cả trong và ngoài nước."
Ông cũng cho rằng việc từ chức là một quyết định khó khăn đối với Thủ tướng Hatoyama sau những nỗ lực hết mình để xây dựng một nước Nhật mới.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Tadashi Okamura cũng ra tuyên bố yêu cầu thành lập chính phủ mới ngay lập tức trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước và quốc tế.
Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Osaka Shigeo Sato cho rằng chính phủ "không được phép tạo khoảng trống và xáo trộn về chính trị khi các vấn đề trong nước và nước ngoài đang chất cao như núi."
Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai bày tỏ quan ngại niềm tin của công chúng đối với chính giới có thể bị tổn hại bởi sự từ chức của Thủ tướng Hatoyama, người đã được công chúng đặt nhiều kỳ vọng trong cuộc bầu cử Hạ viện năm ngoái.
Người dân ở tỉnh Okinawa hết sức bất ngờ sau khi Thủ tướng Hatoyama quyết định từ chức. Phần đông ý kiến ở đây cho rằng việc Thủ tướng Hatoyama từ chức là một quyết định "thiếu trách nhiệm" trong bối cảnh chính quyền của ông chưa giải quyết xong nhiều vấn đề, nhất là vấn đề di chuyển căn cứ không quân Futenma của quân đội Mỹ tại Okinawa.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đánh giá cao nỗ lực của Thủ tướng Hatoyama tìm cách giảm bớt số căn cứ quân sự tại Okinawa.
Phó tỉnh trưởng Okinawa, ông Yoshiyuki Uehara, cho rằng Thủ tướng Hatoyama đã tận tụy với Okinawa và người dân ở đây sẽ không quên những nỗ lực của ông.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông và ngoại giao quốc tế trong ngày 2/6 đã có nhiều ý kiến bình luận về việc Thủ tướng Nhật Bản từ chức.
Kênh truyền hình CNN của Mỹ cho rằng sau sự kiện này Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới.
Một quan chức ở Washington cho biết Mỹ sẽ lưu tâm đến chính sách của chính phủ mới ở Nhật Bản cũng như quan điểm của người kế nhiệm Thủ tướng Hatoyama đối với Mỹ. Tuy nhiên, quan chức này cho rằng biến động tại chính trường Mỹ sẽ không tác động nhiều tới quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Trung Quốc sẽ hợp tác với Nhật Bản để tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nhật vì lợi ích chung.
Theo một quan chức Nhật Bản, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Naoto Kan có thể sẽ hủy chuyến công du tới Hàn Quốc tham dự Hội nghị tài chính Nhóm G20 tổ chức ở thành phố Busan vào ngày 4-5/6 tới. Nhiều khả năng Thống đốc Ngân Hàng Nhật Bản (BOJ) Masaaki Shirakawa sẽ thay mặt ông Kan tham dự hội nghị này.
Sau khi Thủ tướng Hatoyama tuyên bố từ chức, thị trường chứng khoán Nhật Bản sụt giảm 1,12%. Chỉ số Nikkei trên sàn giao dịch Tokyo mất 108,59 điểm, còn 9.603,24 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Topix giảm 9,99 điểm (1,14%) xuống 870,05 điểm./.
(TTXVN/Vietnam+)