Ngày 25/3, sau một cuộc họp khẩn theo đề nghị của Pháp, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ việc lực lượng phiến quân Seleka "dùng vũ lực tiếm quyền" ở Cộng hòa Trung Phi, kêu gọi tất cả các bên kiềm chế những hành động bạo lực nhằm vào dân thường ở quốc gia này.
Tuyên bố của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng kịch liệt chỉ trích việc sử dụng vũ lực gây ra thương vong nặng nề cho các binh sĩ Nam Phi đang triển khai tại Cộng hòa Trung Phi.
Tuyên bố cũng cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ "giám sát chặt chẽ tình hình, và nếu cần, sẽ cân nhắc thực thi thêm các biện pháp khác." Tuy nhiên, tuyên bố không đe dọa trừng phạt.
Đã có 13 binh sỹ Nam Phi thiệt mạng và 27 người bị thương trong cuộc chiến chống lại phiến quân Seleka cuối tuần qua ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi.
Trong khi đó, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cùng ngày tuyên bố việc sử dụng vũ lực để chiếm quyền ở Cộng hòa Trung Phi là "không thể chấp nhận được."
Bà Ashton hối thúc tất cả các bên ngừng hành động thù địch ngay lập tức, kiềm chế và góp phần tái lập trật tự dân sự, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng cướp bóc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên án hành động của phiến quân Seleka lật đổ Tổng thống Francois Bozize ở Cộng hòa Trung Phi, tuy nhiên Washington cho rằng cần xem xét trước khi xác định đây có phải là một cuộc đảo chính hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi ngừng bạo lực ở quốc gia thuộc địa cũ này, lên án phiến quân Seleka tiếm quyền.
Theo Paris, tình trạng cướp bóc phải chấm dứt ngay lập tức và trật tự cần được tái lập. Pháp đã điều thêm hơn 300 binh sĩ đến Cộng hòa Trung Phi, nâng tổng số lính Pháp triển khai tại đây lên 550 người.
Cùng ngày 25/3, Bộ Quốc phòng Pháp xác nhận binh sĩ nước này đã bắn vào một số xe tìm cách tiến vào sân bay quốc tế Bangui đang do lực lượng Pháp kiểm soát.
Tuyên bố của bộ trên cho biết vụ việc xảy ra "trong một tình huống dễ gây bối rối" khi lực lượng Pháp ở sân bay bị bắn "từ một nguồn chưa xác định."
Những xe trên bất chấp loạt đạn cảnh cáo của lực lượng Pháp vẫn tiến tới sân bay với tốc độ cao và lực lượng Pháp đã nổ súng làm hai công dân Ấn Độ thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Pháp bày tỏ "rất tiếc" về vụ việc và cho biết sẽ tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân.
Tại Cộng hòa Trung Phi, ngày 25/3, một ngày sau khi phiến quân Seleka chiếm thủ đô Bangui và Tổng thống Bozize phải lưu vong, thủ lĩnh phiến quân Michel Djotodia tuyên bố đình chỉ Hiến pháp và giải tán quốc hội cũng như chính phủ nước này.
Phát biểu với báo giới, thủ lĩnh Djotodia nói rằng trong giai đoạn chuyển giao, ông ta sẽ điều hành đất nước bằng các sắc lệnh cho đến khi tổ chức bầu cử dân chủ trong vòng ba năm tới.
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, thủ lĩnh Djotodia không loại trừ khả năng ra ứng cử trong cuộc bầu cử dự kiến vào năm 2016.
Lực lượng phiến quân Seleka đã phát động các cuộc tấn công ở miền Bắc Cộng hòa Trung Phi từ tháng 12/2012 và đã chiếm được một số thành phố, thị trấn.
[Cướp bóc, xung đột lan tràn ở Cộng hòa Trung Phi]
Tháng Một vừa qua, lực lượng này đã ký một thỏa thuận hòa bình với chính phủ, theo đó Tổng thống Bozize tiếp tục tại nhiệm đến năm 2016. Tuy nhiên, tuần qua, phiến quân đã đẩy mạnh hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Bozize sau khi tố cáo ông này phá vỡ thỏa thuận hòa bình.
Hàng loạt vụ cướp bóc và xung đột đã xảy ra trên các đường phố ở Bangui sau khi phiến quân chiếm thủ đô, khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại về tình hình an ninh ở một trong những nước được coi là nghèo nhất thế giới này. Các nguồn tin cho biết Tổng thống Bozize chạy khỏi Cộng hòa Trung Phi hiện đang lánh nạn ở Cameroon.
Cộng hòa Trung Phi có khoảng 4,5 triệu dân, luôn ở trong tình trạng bất ổn với nhiều cuộc đảo chính và binh biến kể từ khi giành độc lập năm 1960./.
Tuyên bố của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng kịch liệt chỉ trích việc sử dụng vũ lực gây ra thương vong nặng nề cho các binh sĩ Nam Phi đang triển khai tại Cộng hòa Trung Phi.
Tuyên bố cũng cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ "giám sát chặt chẽ tình hình, và nếu cần, sẽ cân nhắc thực thi thêm các biện pháp khác." Tuy nhiên, tuyên bố không đe dọa trừng phạt.
Đã có 13 binh sỹ Nam Phi thiệt mạng và 27 người bị thương trong cuộc chiến chống lại phiến quân Seleka cuối tuần qua ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi.
Trong khi đó, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cùng ngày tuyên bố việc sử dụng vũ lực để chiếm quyền ở Cộng hòa Trung Phi là "không thể chấp nhận được."
Bà Ashton hối thúc tất cả các bên ngừng hành động thù địch ngay lập tức, kiềm chế và góp phần tái lập trật tự dân sự, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng cướp bóc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên án hành động của phiến quân Seleka lật đổ Tổng thống Francois Bozize ở Cộng hòa Trung Phi, tuy nhiên Washington cho rằng cần xem xét trước khi xác định đây có phải là một cuộc đảo chính hay không.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi ngừng bạo lực ở quốc gia thuộc địa cũ này, lên án phiến quân Seleka tiếm quyền.
Theo Paris, tình trạng cướp bóc phải chấm dứt ngay lập tức và trật tự cần được tái lập. Pháp đã điều thêm hơn 300 binh sĩ đến Cộng hòa Trung Phi, nâng tổng số lính Pháp triển khai tại đây lên 550 người.
Cùng ngày 25/3, Bộ Quốc phòng Pháp xác nhận binh sĩ nước này đã bắn vào một số xe tìm cách tiến vào sân bay quốc tế Bangui đang do lực lượng Pháp kiểm soát.
Tuyên bố của bộ trên cho biết vụ việc xảy ra "trong một tình huống dễ gây bối rối" khi lực lượng Pháp ở sân bay bị bắn "từ một nguồn chưa xác định."
Những xe trên bất chấp loạt đạn cảnh cáo của lực lượng Pháp vẫn tiến tới sân bay với tốc độ cao và lực lượng Pháp đã nổ súng làm hai công dân Ấn Độ thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Pháp bày tỏ "rất tiếc" về vụ việc và cho biết sẽ tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân.
Tại Cộng hòa Trung Phi, ngày 25/3, một ngày sau khi phiến quân Seleka chiếm thủ đô Bangui và Tổng thống Bozize phải lưu vong, thủ lĩnh phiến quân Michel Djotodia tuyên bố đình chỉ Hiến pháp và giải tán quốc hội cũng như chính phủ nước này.
Phát biểu với báo giới, thủ lĩnh Djotodia nói rằng trong giai đoạn chuyển giao, ông ta sẽ điều hành đất nước bằng các sắc lệnh cho đến khi tổ chức bầu cử dân chủ trong vòng ba năm tới.
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, thủ lĩnh Djotodia không loại trừ khả năng ra ứng cử trong cuộc bầu cử dự kiến vào năm 2016.
Lực lượng phiến quân Seleka đã phát động các cuộc tấn công ở miền Bắc Cộng hòa Trung Phi từ tháng 12/2012 và đã chiếm được một số thành phố, thị trấn.
[Cướp bóc, xung đột lan tràn ở Cộng hòa Trung Phi]
Tháng Một vừa qua, lực lượng này đã ký một thỏa thuận hòa bình với chính phủ, theo đó Tổng thống Bozize tiếp tục tại nhiệm đến năm 2016. Tuy nhiên, tuần qua, phiến quân đã đẩy mạnh hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Bozize sau khi tố cáo ông này phá vỡ thỏa thuận hòa bình.
Hàng loạt vụ cướp bóc và xung đột đã xảy ra trên các đường phố ở Bangui sau khi phiến quân chiếm thủ đô, khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại về tình hình an ninh ở một trong những nước được coi là nghèo nhất thế giới này. Các nguồn tin cho biết Tổng thống Bozize chạy khỏi Cộng hòa Trung Phi hiện đang lánh nạn ở Cameroon.
Cộng hòa Trung Phi có khoảng 4,5 triệu dân, luôn ở trong tình trạng bất ổn với nhiều cuộc đảo chính và binh biến kể từ khi giành độc lập năm 1960./.
(TTXVN)