Du lịch Việt Nam kỳ vọng đạt doanh thu 400.000 tỷ đồng trong năm 2022

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh khẳng định mục tiêu đón trên 5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch 400.000 tỷ đồng hoàn toàn khả thi.
Du lịch Việt Nam kỳ vọng đạt doanh thu 400.000 tỷ đồng trong năm 2022 ảnh 1Những vị khách du lịch Nga đầu tiên trở lại Khánh Hòa sau gần 2 năm thị trường du lịch bị "đóng băng" do ảnh hưởng của dịch COVID-19. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)

Chiều 15/3, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chính thức công bố mở cửa trở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Tổng cục Du lịch thông tin cho biết hoạt động du lịch quốc tế (inbound và outbound) phải tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh, y tế và các quy định liên quan của Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ, thông qua đường không, đường bộ, đường biển, đường sắt đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng đối với mọi đối tượng khách du lịch, đặc biệt là tất cả các thị trường khách du lịch quốc tế đáp ứng các điều kiện về xuất nhập cảnh và an toàn y tế đều có thể tới Việt Nam.

Ngay trong sáng 15/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP về việc miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia nhập cảnh Việt Nam không phân biệt hộ chiếu, mục đích nhập cảnh từ ngày 15/3/2022.

Đây là một trong những chính sách thích ứng kịp thời của Chính phủ nhằm phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ ngành du lịch Việt Nam, tạo đà thuận lợi cho lộ trình mở cửa du lịch quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, quy định về y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam vẫn sẽ phải “thực hiện theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.”

Để mở lại hoạt động du lịch an toàn, khoa học, hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các Sở quản lý Nhà nước về Du lịch các tỉnh, thành phố tham mưu ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch, phương án mở cửa du lịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; triển khai Chương trình Phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn;” ban hành các chính sách kích cầu thu hút khách như giảm giá vé tham quan, tặng thêm dịch vụ trải nghiệm cho khách du lịch...; chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch mở cửa hoạt động du lịch trong đó có các phương án phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định...

Trao đổi với các báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ, trong năm 2022, mục tiêu của ngành du lịch là thu hút trên 5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trùng Khánh khẳng định đây là con số đầy tham vọng nhưng có thể thực hiện được.

Mới đây, Tổng cục Du lịch đã tham mưu trình Chính phủ Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2022-2026, chia lộ trình cho ngành du lịch ở giai đoạn phục hồi và phát triển.

Trong đó, giai đoạn 2022-2023 là giai đoạn phục hồi và cần nhiều nguồn lực, hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, Bộ, ngành, cố gắng đến hết năm 2023 thì phục hồi từ 45-50% so với trước dịch COVID-19, tức là đón khoảng 9 triệu lượt khách quốc tế.

[Mở cửa du lịch quốc tế: Hành trình tất yếu và cấp bách]

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, các thị trường chính của Việt Nam như Đông Bắc Á, ASEAN, Đài Loan đều quan tâm đến du lịch Việt Nam mở cửa trở lại; châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand… chúng ta cũng sẽ tiếp cận được với nhiều dấu hiệu khả quan bởi khi chúng ta công bố phương án chính thức thì sẽ tiếp cận, thu hút được khách từ các thị trường này. Với thị trường Tây Âu có chính sách visa được khôi phục lại; quảng bá, xúc tiến đường bay…

Với sự nỗ lực, tích cực vào cuộc của các doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương thì ông Nguyễn Trùng Khánh tin chắc rằng con số đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022 có thể đạt được.

Du lịch cần phải có lộ trình đón khách chứ không thể cứ mở cửa trong ngày một ngày hai đã có thể đón được khách. Bởi mùa chính vụ khách quốc tế đến nước ta là từ tháng Chín năm trước đến khoảng tháng Tư năm sau. Do đó, mở cửa vào thời điểm này chính là bước đi thích hợp nhất để kết nối thị trường, thu hút khách cho mùa chính vụ…

Để thu hút khách quốc tế, Tổng cục Du lịch đang tiếp tục triển khai chiến dịch truyền thông “Live fully in Vietnam” (Sống trọn vẹn ở Việt Nam) đồng bộ trên các chuyên trang quảng bá du lịch Việt Nam cho khách quốc tế bao gồm trang web vietnam.travel, các trang mạng xã hội Facebook, Tik Tok, Instagram, Youtube và Pinterest; các kênh truyền thông quốc tế cũng như thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài...

Sau hơn 3 tháng triển khai, Chiến dịch “Live fully in Vietnam” đã gây ấn tượng mạnh, chạm được đến trái tim của người xem, khiến du khách được truyền cảm hứng và mong chờ được “Sống trọn vẹn” ở Việt Nam.

Trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch truyền thông “Live fully in Vietnam;” phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai hoạt động xúc tiến du lịch tới các thị trường trọng điểm và tiềm năng; tăng cường hợp tác với mạng lưới 94 cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài với vai trò cầu nối thông tin, hỗ trợ quảng bá du lịch, tạo động lực để ngành du lịch phục hồi…/.

Các di tích lịch sử-văn hóa tại Hà Nội đã sẵn sàng để đón khách quốc tế tới thăm quan, đặc biệt là khi sau một tháng mở cửa, số lượng khách chưa có dấu hiệu tăng rõ rệt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Các di tích lịch sử-văn hóa tại Hà Nội đã sẵn sàng để đón khách quốc tế tới thăm quan, đặc biệt là khi sau một tháng mở cửa, số lượng khách chưa có dấu hiệu tăng rõ rệt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đón khách trở lại kể từ ngày 15/2, các di tích ở khu vực trung tâm thành phố như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò hay Đền Ngọc Sơn có những ghi nhận khác nhau về lượng người đến thăm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đón khách trở lại kể từ ngày 15/2, các di tích ở khu vực trung tâm thành phố như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò hay Đền Ngọc Sơn có những ghi nhận khác nhau về lượng người đến thăm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tại quần thể kiến trúc khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, lượng khách tham quan thời gian qua được ghi nhận là thấp. Theo số liệu ban quản lý cung cấp, khu di tích đón khoảng 100-150 người trong ngày thường, khoảng 200-300 người dịp cuối tuần, tương đương chỉ 10% so với khi trước dịch. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tại quần thể kiến trúc khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, lượng khách tham quan thời gian qua được ghi nhận là thấp. Theo số liệu ban quản lý cung cấp, khu di tích đón khoảng 100-150 người trong ngày thường, khoảng 200-300 người dịp cuối tuần, tương đương chỉ 10% so với khi trước dịch. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc khu di tích, nhận xét nguyên nhân nằm ở việc diễn biến dịch còn nhiều phức tạp và chưa có khách quốc tế. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc khu di tích, nhận xét nguyên nhân nằm ở việc diễn biến dịch còn nhiều phức tạp và chưa có khách quốc tế. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Thông thường, Văn Miếu-Quốc Tử Giám có khoảng 60% số khách tham quan là người nước ngoài, vì vậy, khu di tích rất mong chờ và đã sẵn sàng để đón chào nhóm khách này trở lại. Ảnh chụp thời điểm 15/2. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Thông thường, Văn Miếu-Quốc Tử Giám có khoảng 60% số khách tham quan là người nước ngoài, vì vậy, khu di tích rất mong chờ và đã sẵn sàng để đón chào nhóm khách này trở lại. Ảnh chụp thời điểm 15/2. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong khi đó, lượng khách tới thăm Nhà tù Hỏa Lò cũng khá ổn định dù không đông, chủ yếu là người trẻ có nhu cầu thăm quan kết hợp nghiên cứu và học tập. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Trong khi đó, lượng khách tới thăm Nhà tù Hỏa Lò cũng khá ổn định dù không đông, chủ yếu là người trẻ có nhu cầu thăm quan kết hợp nghiên cứu và học tập. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Theo ông Trần Trung Bắc, cán bộ quản lý tại khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, nơi đây thu hút trung bình từ 300 đến 500 khách dịp cuối tuần; khoảng 200 khách vào ngày thường. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Theo ông Trần Trung Bắc, cán bộ quản lý tại khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, nơi đây thu hút trung bình từ 300 đến 500 khách dịp cuối tuần; khoảng 200 khách vào ngày thường. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tuy nhiên ông cũng cho biết so với ngày trước dịch thì con số này ít hơn rất nhiều, vào giai đoạn cao điểm có thể đón hơn 1.000 khách mỗi ngày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tuy nhiên ông cũng cho biết so với ngày trước dịch thì con số này ít hơn rất nhiều, vào giai đoạn cao điểm có thể đón hơn 1.000 khách mỗi ngày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Để sẵn sàng đón khách du lịch nước ngoài, khu di tích này cũng tuân thủ quy định quét mã, xịt khuẩn, có lối ra-vào được phân luồng riêng chứ không lưu thông qua cùng một cổng như thời điểm trước khi có dịch. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Để sẵn sàng đón khách du lịch nước ngoài, khu di tích này cũng tuân thủ quy định quét mã, xịt khuẩn, có lối ra-vào được phân luồng riêng chứ không lưu thông qua cùng một cổng như thời điểm trước khi có dịch. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Bắc cũng cho biết các quy tắc, phương án chống dịch tại đây cũng được đảm bảo áp dụng đúng theo hướng dẫn, khuyến cáo từ các bộ ngành, thành phố. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Ông Bắc cũng cho biết các quy tắc, phương án chống dịch tại đây cũng được đảm bảo áp dụng đúng theo hướng dẫn, khuyến cáo từ các bộ ngành, thành phố. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) được cho là có ít biến động, số lượng khách vắng, tuy nhiên có thời điểm khá đông. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) được cho là có ít biến động, số lượng khách vắng, tuy nhiên có thời điểm khá đông. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cụ thể là vào khoảng thời gian từ cuối giờ sáng, lượng khách có phần nhỉnh hơn so với các thời điểm khác trong ngày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Cụ thể là vào khoảng thời gian từ cuối giờ sáng, lượng khách có phần nhỉnh hơn so với các thời điểm khác trong ngày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Bên cạnh việc có nhân viên nhắc nhở khách không tụ tập đông người, ban quản lý cũng dán chỉ dẫn trên cầu Thê Húc nhằm phân luồng khách tham quan ra vào đền. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Bên cạnh việc có nhân viên nhắc nhở khách không tụ tập đông người, ban quản lý cũng dán chỉ dẫn trên cầu Thê Húc nhằm phân luồng khách tham quan ra vào đền. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
 Một số khách tham quan được phỏng vấn đều có chung xu hướng sẽ ghé thăm nhiều di tích hoặc địa điểm văn hóa-lịch sử khác khi những nơi này còn đang vắng như Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Một số khách tham quan được phỏng vấn đều có chung xu hướng sẽ ghé thăm nhiều di tích hoặc địa điểm văn hóa-lịch sử khác khi những nơi này còn đang vắng như Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh... (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tiến sỹ Nguyễn Doãn Văn - Trưởng Ban quản lý di tích, danh thắng Hà Nội cho rằng dù số lượng khách tăng chưa nhiều, song bước đầu đã là sự khởi sắc nhỏ. Ông cho biết cũng đã gửi các chỉ đạo, hướng dẫn cho các di tích, thắng cảnh tại Hà Nội sao cho đảm bảo chống dịch, giảm thiểu tối đa các rủi ro, sẵn sàng đón khách du lịch nước ngoài trở lại bất cứ khi nào. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Tiến sỹ Nguyễn Doãn Văn - Trưởng Ban quản lý di tích, danh thắng Hà Nội cho rằng dù số lượng khách tăng chưa nhiều, song bước đầu đã là sự khởi sắc nhỏ. Ông cho biết cũng đã gửi các chỉ đạo, hướng dẫn cho các di tích, thắng cảnh tại Hà Nội sao cho đảm bảo chống dịch, giảm thiểu tối đa các rủi ro, sẵn sàng đón khách du lịch nước ngoài trở lại bất cứ khi nào. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục