Ngày 20/4, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tiếp ông Taleb Rifai, Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).
Trong buổi tiếp đoàn, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gửi lời cảm ơn đến Tổ chức Du lịch thế giới đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong lĩnh vực phát triển ngành du lịch trong thời gian qua.
Việt Nam cũng đã phát triển du lịch theo hướng bền vững tạo dựng được nhiều điểm du lịch nổi tiếng như làng nghề (Hà Nội), Thác Bà (Yên Bái), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)...
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn còn thiếu, yếu trong việc phát triển xây dựng thương hiệu, hình ảnh... Thời gian tới, Việt Nam mong muốn Tổ chức Du lịch thế giới quan tâm, giúp đỡ du lịch Việt Nam hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm, đào tạo về nguồn lực du lịch của Việt Nam. Phát triển du lịch song song với việc đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Ông Taleb Rifai bày tỏ vui mừng khi nhìn thấy thành quả phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam trong thời gian qua.
Ông cho biết ngành du lịch là ngành tạo ra việc làm mang lại thu nhập xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hoạt động du lịch trực tiếp và gián tiếp lần lượt tạo ra khoảng 3-5% GDP toàn cầu và chiếm 30% xuất khẩu du lịch toàn thế giới. Tổng đóng góp của du lịch đối với tạo việc làm, kể cả việc làm gián tiếp vào khoảng 7-8%.
Điều này cho thấy du lịch là lĩnh vực có vị trí quan trọng đối với các chương trình nghị sự về phát triển, có vai trò đặc biệt đối với tăng trưởng toàn cầu một cách mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.
Đồng thời, du lịch có khả năng tác động phân bổ nguồn thu nhập trên phạm vi quốc tế, góp phần bảo vệ môi trường và mang lại giá trị kinh tế cho các di sản văn hóa.
Mặt khác, du lịch có trách nhiệm với môi trường là một trong những trụ cột mới của "nền kinh tế xanh," cung cấp cơ sở hạ tầng, đem lại cơ hội kinh doanh, việc làm và thu nhập bền vững.
Ông cho biết UNWTO trân trọng mời Việt Nam cùng chung tay với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới cũng như với UNWTO và WTTC, góp thêm tiếng nói ủng hộ nỗ lực của UNWTO trong việc nâng cao vị thế của du lịch trong các chương trình nghị sự toàn cầu.
Việt Nam cũng đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch qua từng giai đoạn. Mục tiêu của chiến lược năm 2015, Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10-11 tỷ USD, góp 5,5-6% vào GDP cả nước.
Năm 2020, Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước.
Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp hai lần năm 2020. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ của UNWTO cũng như bạn bè quốc tế triển khai chiến lược, quảng bá logo-slogan mới, xây dựng khung pháp luật, quy hoạch, ứng dụng công nghệ trong phát triển, quảng bá du lịch./.
Trong buổi tiếp đoàn, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gửi lời cảm ơn đến Tổ chức Du lịch thế giới đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong lĩnh vực phát triển ngành du lịch trong thời gian qua.
Việt Nam cũng đã phát triển du lịch theo hướng bền vững tạo dựng được nhiều điểm du lịch nổi tiếng như làng nghề (Hà Nội), Thác Bà (Yên Bái), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)...
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn còn thiếu, yếu trong việc phát triển xây dựng thương hiệu, hình ảnh... Thời gian tới, Việt Nam mong muốn Tổ chức Du lịch thế giới quan tâm, giúp đỡ du lịch Việt Nam hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm, đào tạo về nguồn lực du lịch của Việt Nam. Phát triển du lịch song song với việc đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Ông Taleb Rifai bày tỏ vui mừng khi nhìn thấy thành quả phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam trong thời gian qua.
Ông cho biết ngành du lịch là ngành tạo ra việc làm mang lại thu nhập xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hoạt động du lịch trực tiếp và gián tiếp lần lượt tạo ra khoảng 3-5% GDP toàn cầu và chiếm 30% xuất khẩu du lịch toàn thế giới. Tổng đóng góp của du lịch đối với tạo việc làm, kể cả việc làm gián tiếp vào khoảng 7-8%.
Điều này cho thấy du lịch là lĩnh vực có vị trí quan trọng đối với các chương trình nghị sự về phát triển, có vai trò đặc biệt đối với tăng trưởng toàn cầu một cách mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.
Đồng thời, du lịch có khả năng tác động phân bổ nguồn thu nhập trên phạm vi quốc tế, góp phần bảo vệ môi trường và mang lại giá trị kinh tế cho các di sản văn hóa.
Mặt khác, du lịch có trách nhiệm với môi trường là một trong những trụ cột mới của "nền kinh tế xanh," cung cấp cơ sở hạ tầng, đem lại cơ hội kinh doanh, việc làm và thu nhập bền vững.
Ông cho biết UNWTO trân trọng mời Việt Nam cùng chung tay với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới cũng như với UNWTO và WTTC, góp thêm tiếng nói ủng hộ nỗ lực của UNWTO trong việc nâng cao vị thế của du lịch trong các chương trình nghị sự toàn cầu.
Việt Nam cũng đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch qua từng giai đoạn. Mục tiêu của chiến lược năm 2015, Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10-11 tỷ USD, góp 5,5-6% vào GDP cả nước.
Năm 2020, Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước.
Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp hai lần năm 2020. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ của UNWTO cũng như bạn bè quốc tế triển khai chiến lược, quảng bá logo-slogan mới, xây dựng khung pháp luật, quy hoạch, ứng dụng công nghệ trong phát triển, quảng bá du lịch./.
Thanh Hải (TTXVN)