Con đường vận chuyển vũ khí, hàng hóa, lương thực, quân nhu... quan trọng nhất của hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời chiến đang được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khôi phục nhằm phát triển tuyến du lịch về nguồn.
Đặc biệt, lán trại, nhà ăn, trạm xá, hầm bò… của một binh trạm thời chiến trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử sẽ được tái dựng và mở cửa đón khách vào dịp Festival Di sản Quảng Nam tổ chức trong vài ngày tới.
Tuyến du lịch “đặc biệt” này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh làm chủ đầu tư, thực hiện khôi phục 1,3km đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Pà Dồn xã Cà Dy, huyện Nam Giang, với tổng kinh phí hơn 7,5 tỷ đồng; trong đó, khôi phục các đoạn nền, mặt đường bị hư hỏng, gia cố làm cầu tạm, cống…
Đồng thời, công trình này cón có các công trình phụ trợ khác như nhà trưng bày, nhà đón tiếp, giao thông hào, hầm chữ A… Tổng diện tích công trình phục dựng là hơn 5,7ha.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, đoạn qua Quảng Nam còn lưu lại 6 điểm di tích đường mòn Hồ Chí Minh nhưng chỉ có đoạn Pà Dồn là thích hợp cho việc khai thác, thỏa mãn được mục tiêu đầu tư kết hợp hài hòa giữa việc trùng tu di tích và tạo sản phẩm du lịch. Các điểm khác tuy còn nguyên trạng, phản ánh đầy đủ thực tế lịch sử, thuận lợi cho việc trùng tu di tích, nhưng giao thông chia cắt và không gian đơn điệu.
Ngoài tham gia tuyến du lịch này với ý nghĩa lịch sử đặc biệt của một con đường huyền thoại, du khách sẽ được sống trong khung cảnh hoang sơ của những khu rừng nguyên sinh xen lẫn những thác nước, di tích lịch sử và được trải nghiệm, tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng sinh sống ở khu vực này.
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết ngoài việc khôi phục 1,3km đường mòn Hồ Chí Minh nhằm bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, tuyến du lịch về nguồn này cũng góp phần mở rộng biên độ du lịch, đẩy mạnh các hoạt động du lịch ở khu vực phía Tây của tỉnh và tạo việc làm cho đồng bào thiểu số nơi đây.
Cũng theo ông Đinh Hài, phía Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã thống nhất hỗ trợ các phương tiện, di tích trong thời kỳ chiến tranh để trưng bày, nhằm giới thiệu cho du khách hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ dọc tuyến chính dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận Quảng Nam gồm 2 trạm dừng nghỉ tại thị trấn Thạnh Mỹ (Nam Giang) và thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn), với tổng quy mô 5ha./.
Đặc biệt, lán trại, nhà ăn, trạm xá, hầm bò… của một binh trạm thời chiến trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử sẽ được tái dựng và mở cửa đón khách vào dịp Festival Di sản Quảng Nam tổ chức trong vài ngày tới.
Tuyến du lịch “đặc biệt” này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh làm chủ đầu tư, thực hiện khôi phục 1,3km đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Pà Dồn xã Cà Dy, huyện Nam Giang, với tổng kinh phí hơn 7,5 tỷ đồng; trong đó, khôi phục các đoạn nền, mặt đường bị hư hỏng, gia cố làm cầu tạm, cống…
Đồng thời, công trình này cón có các công trình phụ trợ khác như nhà trưng bày, nhà đón tiếp, giao thông hào, hầm chữ A… Tổng diện tích công trình phục dựng là hơn 5,7ha.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, đoạn qua Quảng Nam còn lưu lại 6 điểm di tích đường mòn Hồ Chí Minh nhưng chỉ có đoạn Pà Dồn là thích hợp cho việc khai thác, thỏa mãn được mục tiêu đầu tư kết hợp hài hòa giữa việc trùng tu di tích và tạo sản phẩm du lịch. Các điểm khác tuy còn nguyên trạng, phản ánh đầy đủ thực tế lịch sử, thuận lợi cho việc trùng tu di tích, nhưng giao thông chia cắt và không gian đơn điệu.
Ngoài tham gia tuyến du lịch này với ý nghĩa lịch sử đặc biệt của một con đường huyền thoại, du khách sẽ được sống trong khung cảnh hoang sơ của những khu rừng nguyên sinh xen lẫn những thác nước, di tích lịch sử và được trải nghiệm, tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng sinh sống ở khu vực này.
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết ngoài việc khôi phục 1,3km đường mòn Hồ Chí Minh nhằm bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, tuyến du lịch về nguồn này cũng góp phần mở rộng biên độ du lịch, đẩy mạnh các hoạt động du lịch ở khu vực phía Tây của tỉnh và tạo việc làm cho đồng bào thiểu số nơi đây.
Cũng theo ông Đinh Hài, phía Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã thống nhất hỗ trợ các phương tiện, di tích trong thời kỳ chiến tranh để trưng bày, nhằm giới thiệu cho du khách hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ dọc tuyến chính dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận Quảng Nam gồm 2 trạm dừng nghỉ tại thị trấn Thạnh Mỹ (Nam Giang) và thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn), với tổng quy mô 5ha./.
Hứa Chung (TTXVN)