Ngành du lịch Singapore chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng khói mù dày đặc từ đầu tuần nay với việc nhiều điểm du lịch ngoài trời phải tạm ngừng hoạt động, số người ra ngoài đường mua sắm và ăn uống giảm mạnh.
Ông Euston Quah - chuyên gia phân tích kinh tế thuộc Trường Đại học Công nghệ Nanyang, cho rằng tổn thất do các đợt khói mù năm nay gây ra không dưới ba triệu USD/ngày.
Trong số tổn thất đó, ngành công nghiệp du lịch chịu nhiều nhất, khoảng 2,34 triệu USD. Việc “đóng cửa” các khu tham quan thắng cảnh và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời làm thất thoát xấp xỉ 800.000 USD/ngày. Cũng mất khoảng 50.000 USD/ngày cho chi phí về y tế, gồm chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động và chi tiêu để phòng tránh bệnh do khói độc gây ra.
Thông báo ngày 21/6 của Hiệp hội Taxi Quốc gia cho biết số khách đi taxi đã giảm 25% trong ba ngày đầu tuần và giảm mạnh hơn trong hai ngày tiếp theo khi chỉ số tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí (PSI) đã đến mức độc hại rất cao.
Ông Rajiv Biswas, kinh tế trưởng của tập đoàn IHS Global Insight, cảnh báo tăng trưởng kinh tế của Singapore sẽ bị ảnh hưởng do lượng du khách tới Singapore giảm trong những tháng tới do e ngại tình trạng khói mù trầm trọng. Ngành du lịch đóng góp 4% vào GDP trong năm 2012 do đón tiếp 14,4 triệu khách du lịch và đạt doanh thu 18 tỷ USD.
Năm 1997, các đợt khói mù dày đặc trong vòng ba tháng đã làm đảo quốc này mất khoảng 300 triệu USD. Thủ tướng Lee Hsien Loong trong cuộc gặp gỡ với báo chí chiều ngày 20/6 cho biết năm nay tình trạng này cũng có thể kéo dài ba đến bốn tháng.
Ông Euston Quah cũng nói thêm rằng nếu tình trạng khói độc tiếp tục kéo dài thì tổn thất sẽ lớn hơn nhiều vì chỉ số PSI trong mấy ngày qua đã đều phá vỡ kỷ lục 226 vào năm 1997.
Chỉ số PSI tăng từ mức trung bình 110 vào ngày 17/6 lên 371 vào 13 giờ ngày 20/6 và tăng lên mức cao chưa từng thấy trong lịch sử của "Đảo quốc Sư tử" là 401 vào lúc 12 giờ ngày 21/6. Theo thang điểm đánh giá của Singapore, PSI từ 100 - 200 là có hại cho sức khỏe, từ 201 - 300 là rất hại và từ 301 trở lên là rất độc hại.
Các chuyên gia kinh tế khác đều khẳng định rằng tổn thất do khói mù gây ra trong năm nay chắc chắn lớn hơn nhiều so với năm 1997 vì mức độ ô nhiễm trầm trọng hơn và nền kinh tế cũng như dân số của Singapore cũng lớn hơn nhiều. “Sẽ có nhiều doanh nghiệp và người dân trở thành nạn nhân của các đợt khói mù dày đặc,” Giáo sư Ivan Png của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore, khẳng định.
Hiện nay, nhiều công ty và ngân hàng như SingPost, CapitaLand, United Overseas Bank và Keppel Group đã và đang cung cấp khẩu trang cho tất cả nhân viên của công ty; Ngân hàng ANZ, OCBC và DBS còn phải lắp đặt thêm các máy lọc không khí tại các điểm giao dịch.
Ngành vận tải hàng không và vận tải biển cũng bị ảnh hưởng do có sự chậm trễ trong các hoạt động ngoài trời./.
Ông Euston Quah - chuyên gia phân tích kinh tế thuộc Trường Đại học Công nghệ Nanyang, cho rằng tổn thất do các đợt khói mù năm nay gây ra không dưới ba triệu USD/ngày.
Trong số tổn thất đó, ngành công nghiệp du lịch chịu nhiều nhất, khoảng 2,34 triệu USD. Việc “đóng cửa” các khu tham quan thắng cảnh và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời làm thất thoát xấp xỉ 800.000 USD/ngày. Cũng mất khoảng 50.000 USD/ngày cho chi phí về y tế, gồm chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động và chi tiêu để phòng tránh bệnh do khói độc gây ra.
Thông báo ngày 21/6 của Hiệp hội Taxi Quốc gia cho biết số khách đi taxi đã giảm 25% trong ba ngày đầu tuần và giảm mạnh hơn trong hai ngày tiếp theo khi chỉ số tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí (PSI) đã đến mức độc hại rất cao.
Ông Rajiv Biswas, kinh tế trưởng của tập đoàn IHS Global Insight, cảnh báo tăng trưởng kinh tế của Singapore sẽ bị ảnh hưởng do lượng du khách tới Singapore giảm trong những tháng tới do e ngại tình trạng khói mù trầm trọng. Ngành du lịch đóng góp 4% vào GDP trong năm 2012 do đón tiếp 14,4 triệu khách du lịch và đạt doanh thu 18 tỷ USD.
Năm 1997, các đợt khói mù dày đặc trong vòng ba tháng đã làm đảo quốc này mất khoảng 300 triệu USD. Thủ tướng Lee Hsien Loong trong cuộc gặp gỡ với báo chí chiều ngày 20/6 cho biết năm nay tình trạng này cũng có thể kéo dài ba đến bốn tháng.
Ông Euston Quah cũng nói thêm rằng nếu tình trạng khói độc tiếp tục kéo dài thì tổn thất sẽ lớn hơn nhiều vì chỉ số PSI trong mấy ngày qua đã đều phá vỡ kỷ lục 226 vào năm 1997.
Chỉ số PSI tăng từ mức trung bình 110 vào ngày 17/6 lên 371 vào 13 giờ ngày 20/6 và tăng lên mức cao chưa từng thấy trong lịch sử của "Đảo quốc Sư tử" là 401 vào lúc 12 giờ ngày 21/6. Theo thang điểm đánh giá của Singapore, PSI từ 100 - 200 là có hại cho sức khỏe, từ 201 - 300 là rất hại và từ 301 trở lên là rất độc hại.
Các chuyên gia kinh tế khác đều khẳng định rằng tổn thất do khói mù gây ra trong năm nay chắc chắn lớn hơn nhiều so với năm 1997 vì mức độ ô nhiễm trầm trọng hơn và nền kinh tế cũng như dân số của Singapore cũng lớn hơn nhiều. “Sẽ có nhiều doanh nghiệp và người dân trở thành nạn nhân của các đợt khói mù dày đặc,” Giáo sư Ivan Png của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore, khẳng định.
Hiện nay, nhiều công ty và ngân hàng như SingPost, CapitaLand, United Overseas Bank và Keppel Group đã và đang cung cấp khẩu trang cho tất cả nhân viên của công ty; Ngân hàng ANZ, OCBC và DBS còn phải lắp đặt thêm các máy lọc không khí tại các điểm giao dịch.
Ngành vận tải hàng không và vận tải biển cũng bị ảnh hưởng do có sự chậm trễ trong các hoạt động ngoài trời./.
Kim Yến/Singapore (Vietnam+)