Ngày 15/9, Hội nghị quốc tế lần đầu tiên về đạo đức và du lịch đã khai mạc tại Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha với lời kêu gọi ngành du lịch thế giới cần tăng cường các nỗ lực đặt đạo đức là trung tâm của các chương trình phát triển du lịch toàn cầu.
Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UN WTO) Taleb Rifai nhấn mạnh mặc dù du lịch thế giới phát triển nhanh trong thập kỷ qua mở ra các cơ hội việc làm, tăng trưởng kinh tế và trao quyền xã hội cho hàng triệu người trên toàn cầu nhưng cũng đang phải đối mặt với những thách thức không thể xem thường.
Ngành du lịch không có lương tâm và đạo đức có thể tàn phá Trái Đất. Vì vậy, đạo đức, trách nhiệm và sự bền vững cần phải là trung tâm của các chương trình phát triển du lịch toàn cầu; ngành du lịch cần tuân thủ các nguyên tắc của Luật toàn cầu về đạo đức du lịch đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2001.
Ông Rifai lưu ý rằng chủ đề của Ngày Du lịch thế giới năm 2011 là Du lịch nối kết các nền văn hoá, thể hiện rõ ràng tiềm năng của du lịch góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa các dân tộc bất kể sự khác nhau về tôn giáo và văn hóa.
Trao đổi văn hóa thông qua du lịch thúc đẩy đối thoại giữa các dân tộc, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và mục tiêu cao nhất là hòa bình. Với mục tiêu thúc đẩy các nguyên tắc của Luật toàn cầu về đạo đức du lịch, UN WTO cần phát triển các hướng dẫn thực tiễn và công cụ pháp lý quốc tế để bảo vệ khách du lịch, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp. Hiện nhóm làm việc đặc biệt của UN WTO đang đánh giá các quy chế đã có hiệu lực ở 154 nước thành viên UN WTO.
Tại Hội nghị, các nước thành viên UN WTO khẳng định trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, thúc đẩy các nguyên tắc đạo đức trong phát triển du lịch quan trọng hơn bao giờ hết, đồng thời cũng là cơ hội để đánh giá thực hiện các khuôn khổ đạo đức trong du lịch thế giới.
Do vậy, các nước cần tăng cường các nỗ lực đảm bảo du lịch được phát triển phù hợp với các nguyên tắc này, đồng thời yêu cầu các công ty đa quốc gia đầu tư phát triển du lịch ở mỗi nước cũng phải tuân thủ khuôn khổ đạo đức trên.
Một xã hội toàn cầu mới và bền vững cần các nền tảng đạo đức. Sự bền vững đòi hỏi tầm nhìn chung về các giá trị căn bản của thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Vì liên quan đến đi lại của hàng triệu người, du lịch cần đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra một ý thức trách nhiệm chung./.
Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UN WTO) Taleb Rifai nhấn mạnh mặc dù du lịch thế giới phát triển nhanh trong thập kỷ qua mở ra các cơ hội việc làm, tăng trưởng kinh tế và trao quyền xã hội cho hàng triệu người trên toàn cầu nhưng cũng đang phải đối mặt với những thách thức không thể xem thường.
Ngành du lịch không có lương tâm và đạo đức có thể tàn phá Trái Đất. Vì vậy, đạo đức, trách nhiệm và sự bền vững cần phải là trung tâm của các chương trình phát triển du lịch toàn cầu; ngành du lịch cần tuân thủ các nguyên tắc của Luật toàn cầu về đạo đức du lịch đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2001.
Ông Rifai lưu ý rằng chủ đề của Ngày Du lịch thế giới năm 2011 là Du lịch nối kết các nền văn hoá, thể hiện rõ ràng tiềm năng của du lịch góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa các dân tộc bất kể sự khác nhau về tôn giáo và văn hóa.
Trao đổi văn hóa thông qua du lịch thúc đẩy đối thoại giữa các dân tộc, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và mục tiêu cao nhất là hòa bình. Với mục tiêu thúc đẩy các nguyên tắc của Luật toàn cầu về đạo đức du lịch, UN WTO cần phát triển các hướng dẫn thực tiễn và công cụ pháp lý quốc tế để bảo vệ khách du lịch, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp. Hiện nhóm làm việc đặc biệt của UN WTO đang đánh giá các quy chế đã có hiệu lực ở 154 nước thành viên UN WTO.
Tại Hội nghị, các nước thành viên UN WTO khẳng định trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, thúc đẩy các nguyên tắc đạo đức trong phát triển du lịch quan trọng hơn bao giờ hết, đồng thời cũng là cơ hội để đánh giá thực hiện các khuôn khổ đạo đức trong du lịch thế giới.
Do vậy, các nước cần tăng cường các nỗ lực đảm bảo du lịch được phát triển phù hợp với các nguyên tắc này, đồng thời yêu cầu các công ty đa quốc gia đầu tư phát triển du lịch ở mỗi nước cũng phải tuân thủ khuôn khổ đạo đức trên.
Một xã hội toàn cầu mới và bền vững cần các nền tảng đạo đức. Sự bền vững đòi hỏi tầm nhìn chung về các giá trị căn bản của thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Vì liên quan đến đi lại của hàng triệu người, du lịch cần đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra một ý thức trách nhiệm chung./.
(TTXVN/Vietnam+)