Mặc dù trong thời gian gần đây, lượng du khách trong nước và quốc tế đến với An Giang tăng lên từ 15%-17%/năm, tương đương với trên 4,5 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và nghiên cứu, nhưng du lịch An Giang thực sự chưa khai thác đúng tầm.
An Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế với nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, chùa chiền mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng, nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật phong phú đa dạng...
Ông Phạm Thế Triều, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang cho biết, tỉnh có chủ trương đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trên cơ sở tận dụng tiềm năng sẵn có, kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trong nhiều năm gần đây, mặc dù tỉnh đã từng bước củng cố hoạt động du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng thực tế vẫn chưa cải thiện được những yếu kém. Hiện kinh phí đầu tư cho hoạt động du lịch hàng năm thấp, không đảm bảo cho công tác xúc tiến, quảng bá, kiểm tra, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, chất lượng phục vụ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng cạnh tranh kém, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú để hấp dẫn du khách.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch chưa đánh giá đúng về thực trạng du lịch tỉnh An Giang, đặc biệt là chưa định hướng phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, cần nhiều đổi mới trong quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực...
An Giang được khẳng định là tỉnh có tiềm năng lợi thế về du lịch đứng đầu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tiêu biểu nhất là du lịch tín ngưỡng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, tạo nên nhiều khu - địa chỉ du lịch đặc thù. Các địa điểm được kết nối liên hoàn, hình thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hiện nay.
Từ điểm xuất phát là thành phố Long Xuyên - cửa ngõ ra vào tỉnh, du khách có thể thưởng thức du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở xã Mỹ Hòa Hưng, tham quan khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng; tiếp tục ngược lên thị xã Châu Đốc có Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, thăm làng bè; qua rừng tràm Trà Sư, Núi Cấm (Tịnh Biên) chiêm ngưỡng tượng Phật Di lạc lớn nhất Việt Nam, sau đó tiếp tục đến huyện Tri Tôn thăm lại khu di tích lịch sử Nhà Mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp, Ô Tà Sóc.
Từ đây, du khách có thể sang Hà Tiên (Kiên Giang) hay quay về Thoại Sơn tìm hiểu về di tích văn hóa cổ Óc Eo và kiến trúc nghệ thuật huyền bí của 65 chùa Văn hóa Khơmer, 12 thánh đường Hồi giáo Chăm trải đều tại 7 huyện, thị trong tỉnh. Ngoài ra, du lịch An Giang còn có những đặc sản, làng nghề truyền thống độc đáo để du khách làm quà cho người thân và bạn bè như đường thốt nốt, mắm, sản phẩm vải thổ cẩm đặc trưng của đồng bào Chăm, Khmer...
Để du lịch An Giang thật sự phát triển bền vững, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, tỉnh vừa ban hành Nghị quyết “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.”
Tỉnh kêu gọi đầu tư 4 khu du lịch trọng điểm: Núi Cấm; Khu du lịch cấp quốc gia Núi Sam, Khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích văn hóa Óc Eo đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch an toàn, hấp dẫn; gắn phát triển du lịch với làng nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo ra phong phú sản phẩm phục vụ du khách; xác định tiêu chuẩn, định hướng cho ngành du lịch mở rộng và duy trì liên kết vùng Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ-An Giang-Đồng Tháp-Kiên Giang... để đến năm 2015 thu hút trên 5,6 triệu lượt du khách, đến năm 2020 đón trên 6,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến với An Giang, nâng tỷ trọng đóng góp GDP của ngành du lịch đạt 8%/năm./.
An Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế với nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, chùa chiền mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng, nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật phong phú đa dạng...
Ông Phạm Thế Triều, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang cho biết, tỉnh có chủ trương đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trên cơ sở tận dụng tiềm năng sẵn có, kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trong nhiều năm gần đây, mặc dù tỉnh đã từng bước củng cố hoạt động du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng thực tế vẫn chưa cải thiện được những yếu kém. Hiện kinh phí đầu tư cho hoạt động du lịch hàng năm thấp, không đảm bảo cho công tác xúc tiến, quảng bá, kiểm tra, khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, chất lượng phục vụ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng cạnh tranh kém, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú để hấp dẫn du khách.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch chưa đánh giá đúng về thực trạng du lịch tỉnh An Giang, đặc biệt là chưa định hướng phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, cần nhiều đổi mới trong quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực...
An Giang được khẳng định là tỉnh có tiềm năng lợi thế về du lịch đứng đầu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tiêu biểu nhất là du lịch tín ngưỡng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, tạo nên nhiều khu - địa chỉ du lịch đặc thù. Các địa điểm được kết nối liên hoàn, hình thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hiện nay.
Từ điểm xuất phát là thành phố Long Xuyên - cửa ngõ ra vào tỉnh, du khách có thể thưởng thức du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở xã Mỹ Hòa Hưng, tham quan khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng; tiếp tục ngược lên thị xã Châu Đốc có Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, thăm làng bè; qua rừng tràm Trà Sư, Núi Cấm (Tịnh Biên) chiêm ngưỡng tượng Phật Di lạc lớn nhất Việt Nam, sau đó tiếp tục đến huyện Tri Tôn thăm lại khu di tích lịch sử Nhà Mồ Ba Chúc, đồi Tức Dụp, Ô Tà Sóc.
Từ đây, du khách có thể sang Hà Tiên (Kiên Giang) hay quay về Thoại Sơn tìm hiểu về di tích văn hóa cổ Óc Eo và kiến trúc nghệ thuật huyền bí của 65 chùa Văn hóa Khơmer, 12 thánh đường Hồi giáo Chăm trải đều tại 7 huyện, thị trong tỉnh. Ngoài ra, du lịch An Giang còn có những đặc sản, làng nghề truyền thống độc đáo để du khách làm quà cho người thân và bạn bè như đường thốt nốt, mắm, sản phẩm vải thổ cẩm đặc trưng của đồng bào Chăm, Khmer...
Để du lịch An Giang thật sự phát triển bền vững, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, tỉnh vừa ban hành Nghị quyết “Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.”
Tỉnh kêu gọi đầu tư 4 khu du lịch trọng điểm: Núi Cấm; Khu du lịch cấp quốc gia Núi Sam, Khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích văn hóa Óc Eo đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch an toàn, hấp dẫn; gắn phát triển du lịch với làng nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo ra phong phú sản phẩm phục vụ du khách; xác định tiêu chuẩn, định hướng cho ngành du lịch mở rộng và duy trì liên kết vùng Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ-An Giang-Đồng Tháp-Kiên Giang... để đến năm 2015 thu hút trên 5,6 triệu lượt du khách, đến năm 2020 đón trên 6,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến với An Giang, nâng tỷ trọng đóng góp GDP của ngành du lịch đạt 8%/năm./.
Thu Trang (TTXVN)