Trong 10 tháng qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế đón gần 2,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó có gần 715.000 lượt khách du lịch nước ngoài, chiếm hơn 1/9 tổng lượt khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, tăng 10,66% so cùng kỳ. Doanh thu các cơ sở lưu trú trên địa bàn đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 25,25%.
Khách du lịch nước ngoài đến Huế dẫn đầu là Thái Lan, chiếm khoảng 16% tổng lượng khách, còn lại là Pháp, Australia, Đức, Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan...
Ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế cho biết: Sở dĩ khách du lịch từ Thái Lan đến Huế tăng cao là do việc cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ hành lang kinh tế Đông-Tây qua ba nước Việt Nam-Lào-Thái Lan đã làm tăng đáng kể lượng khách du lịch (bằng phương tiện xe tự lái), phần lớn là Caravan tay lái nghịch đến từ Thái Lan, do các đơn vị lữ hành quốc tế Huế khai thác.
Loại hình du lịch này ngày càng được nhiều du khách chọn lựa bởi sự chủ động, thoải mái, phương tiện dễ dừng đỗ, nghỉ ngơi tham quan du lịch theo ý thích. Đây cũng là thị trường khách tiềm năng với số lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng, khả năng chi tiêu của khách cũng tương đối, thuận lợi hơn là khi có quyết định hợp tác du lịch của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch các nước tiểu vùng sông Mekong về thực hiện visa chung cho 5 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma và Thái Lan.
Dự báo, đến năm 2015, lượng khách đi lại giữa hai nước Việt Nam-Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông-Tây qua cửa khẩu đường bộ các tỉnh khu vực Bắc miền Trung (bao gồm Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An) sẽ đạt con số 1 triệu lượt/năm.
Với rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích cùng hệ sinh thái biển dày đặc, đây là khu vực có sức hút lớn đối với khách Thái Lan và một số nước trong khu vực vốn ưa thích tham quan du lịch và tắm biển. Mặt khác, lượng khách Thái Lan tăng một phần nữa nhờ thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) được cải thiện thuận lợi.
Khách du lịch quốc tế đến Huế bằng tàu biển qua cảng Chân Mây thời gian qua cũng đạt 30.435 lượt, chủ yếu là khách đến từ các nước Trung Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Canada, Australia. Theo kế hoạch, trong năm 2012, Thừa Thiên-Huế sẽ đón khoảng 25 chuyến tàu du lịch cập cảng Chân Mây, với gần 40.000 lượt khách đến Huế từ đường biển.
Từ nay đến cuối năm 2012, ngành du lịch Thừa Thiên-Huế tiếp tục triển khai đề án "Xích lô du lịch," đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch trong mùa mưa... đồng thời chuẩn bị tốt cho Liên hoan và Hội thi hợp xướng quốc tế tại Việt Nam lần thứ 2 - Huế 2012 và Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012.
Ngoài hệ thống di tích Cố đô Huế, nhiều sản phẩm du lịch mới mang đặc trưng của vùng đất văn hóa Huế được chú trọng khai thác, như du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích, Phú Mộng-Kim Long...
Đặc biệt là việc khảo sát điều tra tài nguyên để xây dựng bản đồ du lịch tại một số địa điểm mới hình thành các tour, tuyến du lịch trên địa bàn như cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích và du lịch tham quan hệ đầm phá Tam Giang, Huế.../.
Khách du lịch nước ngoài đến Huế dẫn đầu là Thái Lan, chiếm khoảng 16% tổng lượng khách, còn lại là Pháp, Australia, Đức, Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan...
Ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế cho biết: Sở dĩ khách du lịch từ Thái Lan đến Huế tăng cao là do việc cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ hành lang kinh tế Đông-Tây qua ba nước Việt Nam-Lào-Thái Lan đã làm tăng đáng kể lượng khách du lịch (bằng phương tiện xe tự lái), phần lớn là Caravan tay lái nghịch đến từ Thái Lan, do các đơn vị lữ hành quốc tế Huế khai thác.
Loại hình du lịch này ngày càng được nhiều du khách chọn lựa bởi sự chủ động, thoải mái, phương tiện dễ dừng đỗ, nghỉ ngơi tham quan du lịch theo ý thích. Đây cũng là thị trường khách tiềm năng với số lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng, khả năng chi tiêu của khách cũng tương đối, thuận lợi hơn là khi có quyết định hợp tác du lịch của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch các nước tiểu vùng sông Mekong về thực hiện visa chung cho 5 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma và Thái Lan.
Dự báo, đến năm 2015, lượng khách đi lại giữa hai nước Việt Nam-Thái Lan thông qua hành lang kinh tế Đông-Tây qua cửa khẩu đường bộ các tỉnh khu vực Bắc miền Trung (bao gồm Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An) sẽ đạt con số 1 triệu lượt/năm.
Với rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích cùng hệ sinh thái biển dày đặc, đây là khu vực có sức hút lớn đối với khách Thái Lan và một số nước trong khu vực vốn ưa thích tham quan du lịch và tắm biển. Mặt khác, lượng khách Thái Lan tăng một phần nữa nhờ thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) được cải thiện thuận lợi.
Khách du lịch quốc tế đến Huế bằng tàu biển qua cảng Chân Mây thời gian qua cũng đạt 30.435 lượt, chủ yếu là khách đến từ các nước Trung Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Canada, Australia. Theo kế hoạch, trong năm 2012, Thừa Thiên-Huế sẽ đón khoảng 25 chuyến tàu du lịch cập cảng Chân Mây, với gần 40.000 lượt khách đến Huế từ đường biển.
Từ nay đến cuối năm 2012, ngành du lịch Thừa Thiên-Huế tiếp tục triển khai đề án "Xích lô du lịch," đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch trong mùa mưa... đồng thời chuẩn bị tốt cho Liên hoan và Hội thi hợp xướng quốc tế tại Việt Nam lần thứ 2 - Huế 2012 và Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012.
Ngoài hệ thống di tích Cố đô Huế, nhiều sản phẩm du lịch mới mang đặc trưng của vùng đất văn hóa Huế được chú trọng khai thác, như du lịch cộng đồng ở cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích, Phú Mộng-Kim Long...
Đặc biệt là việc khảo sát điều tra tài nguyên để xây dựng bản đồ du lịch tại một số địa điểm mới hình thành các tour, tuyến du lịch trên địa bàn như cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích và du lịch tham quan hệ đầm phá Tam Giang, Huế.../.
Quốc Việt (TTXVN)