Khu bảo tồn tự nhiên Taba Penanjung ở miền trung Bengkulu, Sumatra, Indonesia hiện đang là điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế, bởi loài hoa lạ quý hiếm Rafflesia Arnoldii vừa nở hai bông đầu tiên trong năm hôm 22/7.
Hai bông hoa Rafflesia Arnoldii mới nở nằm cách con đường chính của khu bảo tồn có 10m, và nằm cách nhau 2m.
Ông Juanda, quan chức khu bảo tồn Taba Penanjung, đặc trách về loài hoa Rafflesia Arnoldii cho biết mỗi ngày có tới trên 100 du khách đến chiêm ngưỡng.
Khách tham quan, ngoài vé vào cửa, muốn chụp ảnh với hoa Rafflesia Arnoldii phải trả thêm một khoản phí 5.000 rupiah (khoảng 0,6 USD), song không ai được phép chạm vào hoa, bởi loài hoa này hết sức nhạy cảm và dễ bị hủy hoại bởi tác động từ bên ngoài.
Các khoản tiền thu được được dùng để dựng các mái lều che phía trên để bảo vệ các cây hoa và có thể bảo quản được những bông hoa Rafflesia Arnoldii ít nhất trong 24 giờ.
Rafflesia Arnoldii, được mệnh danh là “Hoa Vua” nhờ kích thước khổng lồ của nó, lớn nhất trong các loài hoa trên thế giới, đường kính lên tới 1,4m, nặng 4-5kg, thậm chí có bông nặng tới 50kg, có 5 cánh màu đỏ, mọng nước, mỗi cánh dài 0,3-04m, dày 0,2m, ở giữa có nhị hoa và đĩa mật.
Đĩa mật có đường kính và cao khoảng 0,3m, chứa được 5-6 lít nước.
Rafflesia Arnoldii còn có một tên gọi khác là “Hoa Thối,” bởi khi mới nở nó có mùi thơm, song sau đó một thời gian có mùi thối như mùi chuột chết rất khó chịu, và đây chính là điểm hấp dẫn côn trùng, ruồi, nhặng thụ phấn giúp loài hoa này bảo tồn nòi giống.
Hoa Rafflesia Arnoldii rất to song quả của nó lại rất nhỏ, nên thường dính vào chân hay lông thú rừng để chuyển đến các khu vực khác.
Rafflesia Arnoldii có hình dạng rất khác lạ, khi không rễ, không thân, cũng không có lá, sống ký sinh với cuống hoa duy nhất cắm vào rễ ngầm của cây cisuss để hút dinh dưỡng, và chỉ thấy mọc ở các khu rừng nhiệt đới trên các đảo Java và Sumatra của Indonesia./.
Hai bông hoa Rafflesia Arnoldii mới nở nằm cách con đường chính của khu bảo tồn có 10m, và nằm cách nhau 2m.
Ông Juanda, quan chức khu bảo tồn Taba Penanjung, đặc trách về loài hoa Rafflesia Arnoldii cho biết mỗi ngày có tới trên 100 du khách đến chiêm ngưỡng.
Khách tham quan, ngoài vé vào cửa, muốn chụp ảnh với hoa Rafflesia Arnoldii phải trả thêm một khoản phí 5.000 rupiah (khoảng 0,6 USD), song không ai được phép chạm vào hoa, bởi loài hoa này hết sức nhạy cảm và dễ bị hủy hoại bởi tác động từ bên ngoài.
Các khoản tiền thu được được dùng để dựng các mái lều che phía trên để bảo vệ các cây hoa và có thể bảo quản được những bông hoa Rafflesia Arnoldii ít nhất trong 24 giờ.
Rafflesia Arnoldii, được mệnh danh là “Hoa Vua” nhờ kích thước khổng lồ của nó, lớn nhất trong các loài hoa trên thế giới, đường kính lên tới 1,4m, nặng 4-5kg, thậm chí có bông nặng tới 50kg, có 5 cánh màu đỏ, mọng nước, mỗi cánh dài 0,3-04m, dày 0,2m, ở giữa có nhị hoa và đĩa mật.
Đĩa mật có đường kính và cao khoảng 0,3m, chứa được 5-6 lít nước.
Rafflesia Arnoldii còn có một tên gọi khác là “Hoa Thối,” bởi khi mới nở nó có mùi thơm, song sau đó một thời gian có mùi thối như mùi chuột chết rất khó chịu, và đây chính là điểm hấp dẫn côn trùng, ruồi, nhặng thụ phấn giúp loài hoa này bảo tồn nòi giống.
Hoa Rafflesia Arnoldii rất to song quả của nó lại rất nhỏ, nên thường dính vào chân hay lông thú rừng để chuyển đến các khu vực khác.
Rafflesia Arnoldii có hình dạng rất khác lạ, khi không rễ, không thân, cũng không có lá, sống ký sinh với cuống hoa duy nhất cắm vào rễ ngầm của cây cisuss để hút dinh dưỡng, và chỉ thấy mọc ở các khu rừng nhiệt đới trên các đảo Java và Sumatra của Indonesia./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)