Không thể về Tết vì không được nghỉ, có được nghỉ thì vé cũng đắt đỏ, du học sinh Việt Nam tại Nga tự tổ chức một cái Tết tràn ngập không khí Việt trên đất nước Nga.
Nguyễn Hoài Đảm (du học sinh Việt Nam tại thành phố Irkutsk, Nga) cho biết: “Bọn mình bên này tổ chức Tết cũng có mai, có đào, có bánh trưng có một bữa tất niên, hát hò, văn nghệ, tổng kết, táo quân như ở Việt Nam. Ngoài ra còn mời bạn bè quốc tế, thầy cô để chung vui. Đặc biệt, bánh trưng bọn mình tự gói và luộc, nguyên liệu đều gửi từ Việt Nam sang.”
Để có được một bữa tiệc Tết mang đúng hương vị Việt Nam, tất cả nguyên liệu đều phải gửi từ Việt Nam sang, các sinh viên tự tay nấu để đảm bảo đúng hương vị quê nhà.
Không chỉ có mỗi bữa tiệc mừng Tết chung, để khỏa lấp nỗi nhớ nhà, các sinh viên khóa mới sang năm đầu cũng tự trang trí ký túc xá với mai, đào, câu đối, bánh chưng giả để tạo nên không khí Tết. Cách trang trí này khiến các bà quản lý ký túc xá người Nga rất thích.
Đến đúng 30 Tết, Đảm và các bạn còn có một gian phòng Tết riêng, có bàn thờ tổ, mâm ngũ quả cùng các món đơn giản mang vị Tết. Để có đầy đủ các đồ chuẩn bị Tết, các bạn sinh viên phải chia nhau từng món đồ để nhắn người nhà gửi từ Việt Nam sang, người thì câu đối, người thì hương và tiền vàng.
Các bạn sinh viên tại Nga còn tham gia tổ chức đón Tết cổ truyền cho Hội người Việt tại Nga. Đảm kể: “Hôm đó vui lắm, nhất là các em chưa từng về Việt Nam bao giờ, lần đầu tiên nhìn thấy mai, thấy đào, nhận được lì xì giấy đỏ các em vừa lạ lẫm vừa thích thú, nhìn các em mà cả nhóm nhớ nhà da diết, đứa nào đứa nấy mắt rưng rưng.”
Hào hứng kể về những cuộc vui trong cái Tết đầu tiên xa nhà là thế, vậy mà Đảm vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng: “Nhưng dù gì cũng ko bằng Tết ở nhà được. Chúng mình cố gắng tạo ra không khí để mọi người có cảm giác được ăn Tết thế thôi, chứ đến những ngày Tết, thì chưa biết tâm trạng mỗi người sẽ thế nào!”
Có lẽ cái Tết xa nhà dù với ai cũng không thể tránh được nỗi buồn, nỗi nhớ nhà, một du học sinh tại Nga viết trên diễn đàn về kỷ niệm năm đầu tiên xa nhà đón Tết: “Nhớ năm đầu đón Tết, cả đám bày đủ món ra định ăn. Một, hai đứa khóc, đứa thứ ba ngồi một góc lặng thinh, quát mấy câu, bảo chúng mày là con trai mà không được khóc nhưng vẫn không dừng lại được, rồi cả lũ cùng khóc. Rốt cục năm đó nhịn đói qua luôn giao thừa, đồ đón Tết lại thành ra bữa sáng hoành tráng. Năm nay thì khác rồi , chưa gì đã rộn rã chuẩn bị các chương trình Tết. Thường thôi, ngày về cũng không còn xa.”
Từ trước tết cả tháng, Đảm và các bạn sinh viên được rất nhiều bạn bè, người thân ở Việt Nam thường xuyên động viên, thậm chí còn gửi cả mứt tết, hoa mai, hoa đào giả sang. Đảm kể rằng mỗi khi có một bạn được gửi quà là cả nhóm cùng nhau đi nhận ra nhận, mừng không kể xiết cứ tíu tít suốt đường về.
Vũ Hạnh, cô sinh viên năm đầu ăn Tết xa nhà buồn bã tâm sự: “Những ngày Tết mình chỉ biết ngồi và nhớ xem những lúc thế này bố mẹ sẽ làm gì và chuẩn bị những gì.”
“Tết xa nhà mình chỉ có một niềm mong mỏi duy nhất là mong người thân và bạn bè ở nhà, dù ít hay nhiều cũng nhắn tin hoặc gọi cho mình, mỗi người một câu nói, một lời động viên là mình thấy tốt lắm rồi. Mình còn mong mấy hôm Tết phải đến lớp để đỡ phải ở phòng trong tâm trạng nhớ nhà, thèm Tết, như vậy buồn và tủi lắm...” Hạnh bồi hồi nói.
Còn Đảm thì cũng có một mong muốn rất giản đơn: “Bọn mình chỉ hy vọng là mạng điện thoại những ngày Tết không bị nghẽn và internet thì hoạt động ổn định để sớm liên lạc, cũng như nắm bắt thông tin, tận hưởng không khí Tết cùng với Việt Nam.”
Dù chỉ là cuộc gọi, tin nhắn hay một lời động viên cũng thật có ý nghĩa với các bạn du học sinh xa nhà trong những ngày Tết. Những điều nhỏ nhoi lại khiến lòng người ấm lại,xoa dịu sự xót xa. Vậy là trong mùa xuân mới nay, lại thêm một khóa du học sinh Việt Nam chào đón cái Tết Việt đầu tiên trên đất nước Nga xinh đẹp và lạnh giá./.
Nguyễn Hoài Đảm (du học sinh Việt Nam tại thành phố Irkutsk, Nga) cho biết: “Bọn mình bên này tổ chức Tết cũng có mai, có đào, có bánh trưng có một bữa tất niên, hát hò, văn nghệ, tổng kết, táo quân như ở Việt Nam. Ngoài ra còn mời bạn bè quốc tế, thầy cô để chung vui. Đặc biệt, bánh trưng bọn mình tự gói và luộc, nguyên liệu đều gửi từ Việt Nam sang.”
Để có được một bữa tiệc Tết mang đúng hương vị Việt Nam, tất cả nguyên liệu đều phải gửi từ Việt Nam sang, các sinh viên tự tay nấu để đảm bảo đúng hương vị quê nhà.
Không chỉ có mỗi bữa tiệc mừng Tết chung, để khỏa lấp nỗi nhớ nhà, các sinh viên khóa mới sang năm đầu cũng tự trang trí ký túc xá với mai, đào, câu đối, bánh chưng giả để tạo nên không khí Tết. Cách trang trí này khiến các bà quản lý ký túc xá người Nga rất thích.
Đến đúng 30 Tết, Đảm và các bạn còn có một gian phòng Tết riêng, có bàn thờ tổ, mâm ngũ quả cùng các món đơn giản mang vị Tết. Để có đầy đủ các đồ chuẩn bị Tết, các bạn sinh viên phải chia nhau từng món đồ để nhắn người nhà gửi từ Việt Nam sang, người thì câu đối, người thì hương và tiền vàng.
Các bạn sinh viên tại Nga còn tham gia tổ chức đón Tết cổ truyền cho Hội người Việt tại Nga. Đảm kể: “Hôm đó vui lắm, nhất là các em chưa từng về Việt Nam bao giờ, lần đầu tiên nhìn thấy mai, thấy đào, nhận được lì xì giấy đỏ các em vừa lạ lẫm vừa thích thú, nhìn các em mà cả nhóm nhớ nhà da diết, đứa nào đứa nấy mắt rưng rưng.”
Hào hứng kể về những cuộc vui trong cái Tết đầu tiên xa nhà là thế, vậy mà Đảm vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng: “Nhưng dù gì cũng ko bằng Tết ở nhà được. Chúng mình cố gắng tạo ra không khí để mọi người có cảm giác được ăn Tết thế thôi, chứ đến những ngày Tết, thì chưa biết tâm trạng mỗi người sẽ thế nào!”
Có lẽ cái Tết xa nhà dù với ai cũng không thể tránh được nỗi buồn, nỗi nhớ nhà, một du học sinh tại Nga viết trên diễn đàn về kỷ niệm năm đầu tiên xa nhà đón Tết: “Nhớ năm đầu đón Tết, cả đám bày đủ món ra định ăn. Một, hai đứa khóc, đứa thứ ba ngồi một góc lặng thinh, quát mấy câu, bảo chúng mày là con trai mà không được khóc nhưng vẫn không dừng lại được, rồi cả lũ cùng khóc. Rốt cục năm đó nhịn đói qua luôn giao thừa, đồ đón Tết lại thành ra bữa sáng hoành tráng. Năm nay thì khác rồi , chưa gì đã rộn rã chuẩn bị các chương trình Tết. Thường thôi, ngày về cũng không còn xa.”
Từ trước tết cả tháng, Đảm và các bạn sinh viên được rất nhiều bạn bè, người thân ở Việt Nam thường xuyên động viên, thậm chí còn gửi cả mứt tết, hoa mai, hoa đào giả sang. Đảm kể rằng mỗi khi có một bạn được gửi quà là cả nhóm cùng nhau đi nhận ra nhận, mừng không kể xiết cứ tíu tít suốt đường về.
Vũ Hạnh, cô sinh viên năm đầu ăn Tết xa nhà buồn bã tâm sự: “Những ngày Tết mình chỉ biết ngồi và nhớ xem những lúc thế này bố mẹ sẽ làm gì và chuẩn bị những gì.”
“Tết xa nhà mình chỉ có một niềm mong mỏi duy nhất là mong người thân và bạn bè ở nhà, dù ít hay nhiều cũng nhắn tin hoặc gọi cho mình, mỗi người một câu nói, một lời động viên là mình thấy tốt lắm rồi. Mình còn mong mấy hôm Tết phải đến lớp để đỡ phải ở phòng trong tâm trạng nhớ nhà, thèm Tết, như vậy buồn và tủi lắm...” Hạnh bồi hồi nói.
Còn Đảm thì cũng có một mong muốn rất giản đơn: “Bọn mình chỉ hy vọng là mạng điện thoại những ngày Tết không bị nghẽn và internet thì hoạt động ổn định để sớm liên lạc, cũng như nắm bắt thông tin, tận hưởng không khí Tết cùng với Việt Nam.”
Dù chỉ là cuộc gọi, tin nhắn hay một lời động viên cũng thật có ý nghĩa với các bạn du học sinh xa nhà trong những ngày Tết. Những điều nhỏ nhoi lại khiến lòng người ấm lại,xoa dịu sự xót xa. Vậy là trong mùa xuân mới nay, lại thêm một khóa du học sinh Việt Nam chào đón cái Tết Việt đầu tiên trên đất nước Nga xinh đẹp và lạnh giá./.
Hồng Kiều (VIetnam+)