Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Đánh giá Tâm lý của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ ngày 19/4 cho thấy sự thay đổi tâm trạng trong tương lai của những người bị rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) có thể dự đoán được thông qua những suy nghĩ và hành vi hiện tại của họ.
Tác giả của nghiên cứu trên, các nhà tâm lý học thuộc trường Đại học Manchester và Lancaster cho biết phát hiện của họ rất quan trọng vì nhờ đó họ có thể tìm ra các liệu pháp, như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), có thể đem lại việc chữa trị hiệu quả đối với căn bệnh này.
Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra do sự hoán chuyển về tâm trạng, năng lực và khả năng trong con người khi hành động. Tâm trạng cảm xúc thay đổi đột ngột và mạnh mẽ từ cảm giác ở mức "cao trào" về hưng phấn cao độ hoặc dễ cáu gắt dẫn đến trầm cảm, đôi khi các giai đoạn của tâm trạng bình thường chen giữa cảm giác hưng phấn và trầm cảm.
Những giai đoạn hưng phấn có thể bao gồm những hành vi cử chỉ như trong thời gian dài bị mất ngủ hoặc việc mua sắm không tự kiểm soát được.
Nhóm các nhà tâm lý trên đã theo dõi 50 người mắc rối loạn lưỡng cực trong một tháng. Nhóm các tác giả này phát hiện suy nghĩ và hành vi của đối tượng đã dự đoán được sự thay đổi tâm trạng trong tương lại của họ và thậm chí có thể đề ra phác đồ điều trị.
Trưỏng nhóm tác giả nghiên cứut trênm Tiến sĩ Warren Mansell đến từ khoa Khoa học Tâm lý của trường Manchester nói: “Các đối tượng này tin vào những thứ cực độ về tâm trạng của họ (ví dụ tâm trạng của họ hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ hoặc họ phải liên tục năng động để ngăn việc trở nên thất bại) đã phát triển các vấn đề về tâm trạng hơn trong khoảng thời gian một tháng.
Ngược lại, những đối tượng có thể để tâm trạng của họ trôi qua như một phản ứng bình thường đối với stress hoặc biết răng họ có thể kiểm soát tốt tâm trạng của mình một tháng sau đó. Những phát hiện này đã khuyến khích thảo luận về các liệu pháp như CBT nhằm giúp bệnh nhân nói về những tâm trạng của họ và thay đổi cách nghĩ về chính họ.”
Một dạng mới của CBT là Nghĩ tích cực về sự thay đổi tâm trạng (TEAMS) đang được tiến sĩ Mansell và các cộng sự phát triển. Liệu pháp này nhằm cải thiện các liệu pháp trước đó bằng cách tập trung vào các vấn đề hiện tại như trầm cảm, lo lắng và cáu kỉnh; và trên tất cả là giúp các bệnh nhân đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.
Mục đích của phương pháp mới là khuyến khích người bệnh chấp nhận và kiểm soát hàng loạt cảm xúc bình thường như thích thú, tức giận hay sợ hãi./.
Tác giả của nghiên cứu trên, các nhà tâm lý học thuộc trường Đại học Manchester và Lancaster cho biết phát hiện của họ rất quan trọng vì nhờ đó họ có thể tìm ra các liệu pháp, như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), có thể đem lại việc chữa trị hiệu quả đối với căn bệnh này.
Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra do sự hoán chuyển về tâm trạng, năng lực và khả năng trong con người khi hành động. Tâm trạng cảm xúc thay đổi đột ngột và mạnh mẽ từ cảm giác ở mức "cao trào" về hưng phấn cao độ hoặc dễ cáu gắt dẫn đến trầm cảm, đôi khi các giai đoạn của tâm trạng bình thường chen giữa cảm giác hưng phấn và trầm cảm.
Những giai đoạn hưng phấn có thể bao gồm những hành vi cử chỉ như trong thời gian dài bị mất ngủ hoặc việc mua sắm không tự kiểm soát được.
Nhóm các nhà tâm lý trên đã theo dõi 50 người mắc rối loạn lưỡng cực trong một tháng. Nhóm các tác giả này phát hiện suy nghĩ và hành vi của đối tượng đã dự đoán được sự thay đổi tâm trạng trong tương lại của họ và thậm chí có thể đề ra phác đồ điều trị.
Trưỏng nhóm tác giả nghiên cứut trênm Tiến sĩ Warren Mansell đến từ khoa Khoa học Tâm lý của trường Manchester nói: “Các đối tượng này tin vào những thứ cực độ về tâm trạng của họ (ví dụ tâm trạng của họ hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ hoặc họ phải liên tục năng động để ngăn việc trở nên thất bại) đã phát triển các vấn đề về tâm trạng hơn trong khoảng thời gian một tháng.
Ngược lại, những đối tượng có thể để tâm trạng của họ trôi qua như một phản ứng bình thường đối với stress hoặc biết răng họ có thể kiểm soát tốt tâm trạng của mình một tháng sau đó. Những phát hiện này đã khuyến khích thảo luận về các liệu pháp như CBT nhằm giúp bệnh nhân nói về những tâm trạng của họ và thay đổi cách nghĩ về chính họ.”
Một dạng mới của CBT là Nghĩ tích cực về sự thay đổi tâm trạng (TEAMS) đang được tiến sĩ Mansell và các cộng sự phát triển. Liệu pháp này nhằm cải thiện các liệu pháp trước đó bằng cách tập trung vào các vấn đề hiện tại như trầm cảm, lo lắng và cáu kỉnh; và trên tất cả là giúp các bệnh nhân đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.
Mục đích của phương pháp mới là khuyến khích người bệnh chấp nhận và kiểm soát hàng loạt cảm xúc bình thường như thích thú, tức giận hay sợ hãi./.
Anh Minh (Vietnam+)