Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dư chấn xảy ra sáng 7/11 ở huyện Yên Định và Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) được gây ra bởi trận động đất có cường độ 3,5 độ richter lúc 6 giờ 25 phút sáng cùng ngày tại khu vực huyện Vĩnh Lộc.
Động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 20,05 độ vĩ Bắc, 105,68 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 m. Tính theo thang MSK- 64 (Thang tính cấp động đất được Hội đồng địa chấn Châu Âu thông qua năm 1964) thì trận động đất này gây nên rung động cấp IV.
Như tin đã đưa, vào khoảng 6 giờ 20 phút sáng 7/11, nhiều người dân huyện Yên Định và Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) bỗng nghe một tiếng ầm rồi thấy người chao đảo và có hiện tượng nhà rung chuyển mạnh. Mọi người hốt hoảng vội vã chạy ra khỏi nhà.
[Người dân Thanh Hóa hốt hoảng do dư chấn mạnh]
Hiện nay, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vẫn tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Nhận định về trận động đất, ông Lê Huy Minh Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, cho rằng trận động đất này thuộc đới đứt gãy Sơn La. Đây là đới đứt gãy từng xảy ra trận động đất Tuần Giáo (Lai Châu) vào năm 1983 với cường độ lên tới 6,8 độ Richter.
Mặc dù đây được coi là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại gì, nhưng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn cần tiếp tục theo dõi sát những diễn biến tiếp theo, vì đây là khu vực thường xuyên xảy ra những trận động đất nhỏ tại các nhánh đứt gãy thuộc đới Sơn La.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chấn, động đất tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng như từ thượng nguồn sông Mã đến Thanh Hóa; sông Đà từ Lai Châu đến Hòa Bình; sông Hồng - sông Chảy; Đông Triều từ Yên Thế - Nhã Nam đến Hòn Gai - Cẩm Phả; sông Cả - Rào Nậy và vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ.
Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam kể cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể có nguy cơ động đất. Hà Nội hiện đang nằm trên vùng được dự báo phải chịu đựng chấn động lên tới cấp 8 (đã từng xảy ra vào các năm 1277, 1278 và 1285)./.
Động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 20,05 độ vĩ Bắc, 105,68 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 m. Tính theo thang MSK- 64 (Thang tính cấp động đất được Hội đồng địa chấn Châu Âu thông qua năm 1964) thì trận động đất này gây nên rung động cấp IV.
Như tin đã đưa, vào khoảng 6 giờ 20 phút sáng 7/11, nhiều người dân huyện Yên Định và Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) bỗng nghe một tiếng ầm rồi thấy người chao đảo và có hiện tượng nhà rung chuyển mạnh. Mọi người hốt hoảng vội vã chạy ra khỏi nhà.
[Người dân Thanh Hóa hốt hoảng do dư chấn mạnh]
Hiện nay, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vẫn tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Nhận định về trận động đất, ông Lê Huy Minh Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, cho rằng trận động đất này thuộc đới đứt gãy Sơn La. Đây là đới đứt gãy từng xảy ra trận động đất Tuần Giáo (Lai Châu) vào năm 1983 với cường độ lên tới 6,8 độ Richter.
Mặc dù đây được coi là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại gì, nhưng cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn cần tiếp tục theo dõi sát những diễn biến tiếp theo, vì đây là khu vực thường xuyên xảy ra những trận động đất nhỏ tại các nhánh đứt gãy thuộc đới Sơn La.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chấn, động đất tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng như từ thượng nguồn sông Mã đến Thanh Hóa; sông Đà từ Lai Châu đến Hòa Bình; sông Hồng - sông Chảy; Đông Triều từ Yên Thế - Nhã Nam đến Hòn Gai - Cẩm Phả; sông Cả - Rào Nậy và vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ.
Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam kể cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể có nguy cơ động đất. Hà Nội hiện đang nằm trên vùng được dự báo phải chịu đựng chấn động lên tới cấp 8 (đã từng xảy ra vào các năm 1277, 1278 và 1285)./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)