Theo trang mạng eastasiaforum.org, các ngành năng lượng phản ứng với COVID-19 như thế nào tùy thuộc vào những vấn đề họ nêu lên và những kiến thức họ lĩnh hội.
Ở châu Á, nơi từ lâu đã là đầu tàu của tăng trưởng toàn cầu và là nhân tố chính tiêu thụ nhiên liệu và năng lượng tái tạo thông thường, câu hỏi thường là: “Sự sụp đổ của giá dầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các nền kinh tế năng lượng?”
Điều đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đột biến tiêu thụ khí đốt do giá khí hóa lỏng (LNG) liên quan với dầu mỏ giảm? Liệu nó sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng tái tạo khi nhiên liệu hóa thạch trở nên cạnh tranh hơn? Liệu nó sẽ mang lại lợi ích cho ngành than, khi mà hoạt động khai thác và vận chuyển phải chịu chi phí phái sinh dựa trên dầu thô?
Tất cả chủ yếu là phỏng đoán. Tuy nhiên, hiện có một câu hỏi mà đáp án cho thấy một mối lo ngại lớn hơn và lâu dài hơn: Điều gì xảy ra nếu cú sốc kinh tế do COVID-19 gây ra sự khác biệt hoàn toàn đến mức dẫn đến tình trạng bất ổn gia tăng và kéo dài?
Sự suy giảm kinh tế hiện nay và giá năng lượng chủ chốt giảm mạnh là do các lực lượng thực sự mới gây ra đối với ngành năng lượng hiện đại. Các lực lượng mới này không phải là hệ quả của sự xáo trộn về địa chính trị, vật lý hoặc kinh tế vĩ mô. Sự suy giảm hiện nay là sự co lại của xã hội.
[Chuyên gia: Châu Á cần chuẩn bị cho khủng hoảng năng lượng tiếp theo]
Đòn bẩy chính sách tài chính và tiền tệ truyền thống cung cấp mạng lưới an toàn kinh tế quan trọng. Nhưng thế giới đang tìm đến các bác sỹ và các nhà khoa học để tìm đường trở lại trạng thái bình thường chứ không phải các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách.
Virus Corona đã thay đổi cách chúng ta làm việc và sinh sống, và nhiều phản ứng dựa trên khoa học sẽ không khôi phục hoàn toàn cuộc sống như trước đây.
Cách các ngành công nghiệp tổ chức, cách mọi người làm việc và đi lại cũng như cách các nhà đầu tư nhận thấy rủi ro có thể thay đổi trong một thời gian dài hơn nhiều - có thể là mãi mãi.
Nếu vậy, quá khứ không còn là một kim chỉ nam hữu ích như trước đây để dự báo tương lai chúng ta thường mong đợi. Việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đi lại đã chứng kiến sự phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á, nhưng Mỹ là một ví dụ điển hình về việc những gì vượt ra ngoài tầm kiểm soát có thể nhanh chóng trở nên như thế nào.
Mặc dù lúc này có vẻ như giá nhiên liệu thấp hơn ở châu Á sẽ bù đắp nhiều hơn cho nhu cầu giảm, nhưng những thực tế kinh tế của việc điều chỉnh theo bất kỳ sự bình thường mới toàn cầu nào lại không rõ ràng. Đường cong của biểu đồ giá dầu Brent cho thấy giá dầu tiếp tục trượt dốc cho đến ít nhất là giữa thập kỷ này.
Nếu chúng ta đang đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế đơn thuần, giá dầu thấp có thể giúp vực dậy tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu gốc rễ của vấn đề sâu xa hơn, thì giá năng lượng giảm có thể không phải là động lực cho bất cứ điều gì.
Giá nhiên liệu hóa thạch thấp hơn có thể giúp cho sản xuất thông thường thuận lợi hơn năng lượng tái tạo, nhưng ở mức như thế nào? Khí đốt xứng đáng được quan tâm, vì chi phí của nó liên quan với giá dầu, đã giảm đáng kể.
Công ty đầu tư toàn cầu KKR của Mỹ gần đây đầu tư vào First Gen, một trong những công ty khí đốt lớn của Philippines, gần như chắc chắn là một phi vụ có giá trị kiểu như vậy.
Thật khó hình dung một kịch bản vững chắc đối với ngành than đá. Nếu không có sự tăng mạnh về nhu cầu như một sự bù đắp, các rủi ro pháp lý và chính sách có thể sẽ tiếp tục “làm ớn lạnh” các nhà đầu tư.
Trung Quốc có thể đã chuyển đổi hệ thống đèn giao thông của họ “từ màu đỏ sang màu xanh lá cây,” nhưng thật khó để chứng kiến ngay cả Trung Quốc cũng quay trở lại thời kỳ xây dựng toàn bộ đội tàu than của người Anh hàng năm trong suốt một thập kỷ.
Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn. Giá dầu thấp đã đẩy các nhà sản xuất quá mức đến bờ vực phá sản và gây ra sự trì hoãn đầu tư trong những lĩnh vực khác (trong khi vẫn phải trông coi các kho dự trữ tăng vọt). Khi nhu cầu tăng trở lại, một số người nghi ngờ rằng nguồn cung sẽ có thể đáp ứng một cách nhanh chóng.
Các công cụ dự báo và phân tích truyền thống có thể hướng chúng ta đi sai hướng, nếu không chú ý đến các nguồn dữ liệu sai lệch. Đại dịch đã dẫn đến sự đoạt tuyệt với quá khứ: dữ liệu lịch sử sẽ ít thông tin hơn và các dự báo bắt nguồn từ dữ liệu lịch sử dễ bị mắc sai lầm hơn.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, sự không chắc chắn của ngày mai có nghĩa là giờ là lúc để hoàn thành công việc còn dang dở của ngày hôm qua.
Các chính phủ có thể củng cố sản xuất điện bằng carbon thấp trong một nỗ lực thúc đẩy một tương lai tiến bộ hơn. Những chính phủ khác có thể tận dụng giá nhiên liệu thấp hơn như một cơ hội để cơ cấu lại thuế quan và giá cả để hướng người tiêu dùng và doanh nghiệp đến việc phát triển năng lượng Mặt Trời và pin.
Một số thứ không thay đổi. Một tương lai carbon thấp vẫn là mục tiêu được nhắc đến, và sự đánh đổi giữa giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế toàn diện bền vững trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
COVID-19 đã không quét sạch nhu cầu cải cách chính sách gai góc. Có lẽ điều tốt nhất cho các nhà hoạch định châu Á và thị trường năng lượng của khu vực - có thể đến từ COVID-19 là sự từ bỏ các cơ chế mệnh lệnh, các quy định và cấu trúc lỗi thời, và nắm bắt các thị trường linh hoạt và mở cửa có thể đáp ứng hiệu quả bất kỳ trạng thái bình thường mới nào./.