Khu vực ven bờ tỉnh Thừa Thiên-Huế với đặc điểm có hệ đầm phá dài chạy dọc bờ biển, hai cửa thông ra biển là Thuận An và Tư Hiền.
Đây là khu vực phức tạp bởi có nhiều cồn, vùng đất thấp xung quanh đầm. Ngoài ra, bờ biển đối mặt thẳng với biển nên chịu tác động trực tiếp từ các quá trình động lực biển như sóng, thủy triều, bão biển.
Được nghiên cứu thực hiện từ năm 2010, đề tài "Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để dự báo sóng ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế" do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Đăng Hiếu làm chủ nhiệm vừa được hoàn thành, giải đáp phần nào được những hiện tượng vật lý khá nguy hiểm cho khu vực ven bờ, nhất là trong trường hợp có bão đổ bộ.
Đó là, sóng có thể gây xói lở bờ, phá hủy công trình bờ, làm biến đổi địa hình bờ biển, gây ngập lụt cho khu vực đất thấp ven biển, ven đầm phá, đồng thời ảnh hưởng đến giao thông trên biển, nhất là đối với ngư dân sử dụng phương tiện tàu thuyền nhỏ...
Theo số liệu thống kê, khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế có bờ biển dài với hệ đầm phá chạy song song phía trong khoảng 70km.
Mùa mưa bão ở đây bắt đầu từ tháng Năm và kết thúc vào tháng 11 hàng năm; trong đó, tháng Chín chiếm tần suất cao nhất với 31%, sau đó đến tháng 10 chiếm 19%, còn lại các tháng chiếm từ 9,4-12,5%.
Trung bình năm có 0,6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên-Huế, năm nhiều nhất là ba cơn bão, tần suất không có bão chiếm trên 50%. Tốc độ bão trung bình là 76km/h, tương đương với cấp 9, mạnh nhất có thể lên tới cấp 13.
Theo tính toán, cứ 10 năm sẽ xuất hiện bão cấp 10 và 20 năm mới có bão cấp 12. Từ năm 1985-2009 (25 năm) mới xuất hiện hai cơn bão Celci và Ketsana ảnh hưởng trực tiếp với sức gió mạnh cấp 10-11.
Trước thực trạng đó, để xây dựng hệ thống các chương trình tính toán các dự báo được sóng ven bờ, nước dâng bão và đưa ra bản đồ nguy cơ ngập lụt do nước dâng khi có bão đổ bộ, đề tài đã ứng dụng mô hình số trị để dự báo được sóng và nước dâng do bão trước 24 giờ đến 36 giờ cho vùng ven biển, đồng thời ứng dụng các mô hình khí tượng WRF (Weather Reseach and Forecast) dự báo trường khí tượng cho khu vực ven bờ, mô hình dự báo sóng ngoài khơi và ven bờ để dự báo sóng cho khu vực ven bờ; mô hình dự báo nước dâng do bão tính toán và dự báo nước dâng do bão và các vùng ngập lụt do nước dâng gây ra.
Bên cạnh đó, thu thập, điều tra quan trắc bổ sung dữ liệu về các yếu tố khí tượng hải văn khu vực ven bờ; thiết lập bản đồ ngập lụt do bão dâng cho khu vực ven bờ tỷ lệ 1:25000 nhằm phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Hiện, đề tài "Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để dự báo sóng ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế" đã được hoàn thiện và chuyển giao quy trình công nghệ dự báo khí tượng, sóng, nước biển dâng do bão khu vực ven bờ cho Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên-Huế sử dụng từ mùa mưa bão năm nay.../.
Đây là khu vực phức tạp bởi có nhiều cồn, vùng đất thấp xung quanh đầm. Ngoài ra, bờ biển đối mặt thẳng với biển nên chịu tác động trực tiếp từ các quá trình động lực biển như sóng, thủy triều, bão biển.
Được nghiên cứu thực hiện từ năm 2010, đề tài "Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để dự báo sóng ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế" do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Đăng Hiếu làm chủ nhiệm vừa được hoàn thành, giải đáp phần nào được những hiện tượng vật lý khá nguy hiểm cho khu vực ven bờ, nhất là trong trường hợp có bão đổ bộ.
Đó là, sóng có thể gây xói lở bờ, phá hủy công trình bờ, làm biến đổi địa hình bờ biển, gây ngập lụt cho khu vực đất thấp ven biển, ven đầm phá, đồng thời ảnh hưởng đến giao thông trên biển, nhất là đối với ngư dân sử dụng phương tiện tàu thuyền nhỏ...
Theo số liệu thống kê, khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế có bờ biển dài với hệ đầm phá chạy song song phía trong khoảng 70km.
Mùa mưa bão ở đây bắt đầu từ tháng Năm và kết thúc vào tháng 11 hàng năm; trong đó, tháng Chín chiếm tần suất cao nhất với 31%, sau đó đến tháng 10 chiếm 19%, còn lại các tháng chiếm từ 9,4-12,5%.
Trung bình năm có 0,6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên-Huế, năm nhiều nhất là ba cơn bão, tần suất không có bão chiếm trên 50%. Tốc độ bão trung bình là 76km/h, tương đương với cấp 9, mạnh nhất có thể lên tới cấp 13.
Theo tính toán, cứ 10 năm sẽ xuất hiện bão cấp 10 và 20 năm mới có bão cấp 12. Từ năm 1985-2009 (25 năm) mới xuất hiện hai cơn bão Celci và Ketsana ảnh hưởng trực tiếp với sức gió mạnh cấp 10-11.
Trước thực trạng đó, để xây dựng hệ thống các chương trình tính toán các dự báo được sóng ven bờ, nước dâng bão và đưa ra bản đồ nguy cơ ngập lụt do nước dâng khi có bão đổ bộ, đề tài đã ứng dụng mô hình số trị để dự báo được sóng và nước dâng do bão trước 24 giờ đến 36 giờ cho vùng ven biển, đồng thời ứng dụng các mô hình khí tượng WRF (Weather Reseach and Forecast) dự báo trường khí tượng cho khu vực ven bờ, mô hình dự báo sóng ngoài khơi và ven bờ để dự báo sóng cho khu vực ven bờ; mô hình dự báo nước dâng do bão tính toán và dự báo nước dâng do bão và các vùng ngập lụt do nước dâng gây ra.
Bên cạnh đó, thu thập, điều tra quan trắc bổ sung dữ liệu về các yếu tố khí tượng hải văn khu vực ven bờ; thiết lập bản đồ ngập lụt do bão dâng cho khu vực ven bờ tỷ lệ 1:25000 nhằm phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Hiện, đề tài "Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để dự báo sóng ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế" đã được hoàn thiện và chuyển giao quy trình công nghệ dự báo khí tượng, sóng, nước biển dâng do bão khu vực ven bờ cho Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên-Huế sử dụng từ mùa mưa bão năm nay.../.
Quốc Việt (TTXVN)