Ngày 17/6, tại thủ đô N'Djamena (Cộng hòa Chad), đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của châu Phi bàn về dự án trồng rừng quy mô lớn ở châu lục. Lãnh đạo 11 nước gồm Burkina Faso, Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Mali, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal, Sudan và Chad đã tham gia hội nghị.
Trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa, dự án trồng rừng này có tên gọi "Vành đai xanh" (GGW) nhằm trồng rừng phủ xanh từ phía Tây sang phía Đông lục địa châu Phi, chiều rộng trung bình 15km, dài trên 7.100km và đi qua 11 nước trên.
Dự án GGW đã được Liên minh châu Phi (AU) thông qua năm 2007. Điều phối viên của dự án, ông Abakar Mahamat Zougoulou cho biết GGW sẽ được triển khai trong vòng từ 3-5 năm tới. Hiện chưa xác định khoản ngân sách dành cho dự án này.
Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) ngày 17/6 đã cam kết viện trợ 119 triệu USD cho GGW và số tiền trên sẽ được chia đều cho các nước.
Chủ tịch GEF, bà Monique Barbut cho biết, ngoài khoản viện trợ trực tiếp, GEF sẽ kêu gọi các nguồn tài trợ khác quan tâm đến dự án "Vành đai xanh."
Hiện 11 nước trên cũng muốn các nước láng giềng Bắc Phi tham gia dự án GGW bởi tình trạng sa mạc hóa tại dải Sahel cũng sẽ làm cho Bồn địa Congo, "lá phổi" thứ hai của Trái Đất, biến mất./.
Trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa, dự án trồng rừng này có tên gọi "Vành đai xanh" (GGW) nhằm trồng rừng phủ xanh từ phía Tây sang phía Đông lục địa châu Phi, chiều rộng trung bình 15km, dài trên 7.100km và đi qua 11 nước trên.
Dự án GGW đã được Liên minh châu Phi (AU) thông qua năm 2007. Điều phối viên của dự án, ông Abakar Mahamat Zougoulou cho biết GGW sẽ được triển khai trong vòng từ 3-5 năm tới. Hiện chưa xác định khoản ngân sách dành cho dự án này.
Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) ngày 17/6 đã cam kết viện trợ 119 triệu USD cho GGW và số tiền trên sẽ được chia đều cho các nước.
Chủ tịch GEF, bà Monique Barbut cho biết, ngoài khoản viện trợ trực tiếp, GEF sẽ kêu gọi các nguồn tài trợ khác quan tâm đến dự án "Vành đai xanh."
Hiện 11 nước trên cũng muốn các nước láng giềng Bắc Phi tham gia dự án GGW bởi tình trạng sa mạc hóa tại dải Sahel cũng sẽ làm cho Bồn địa Congo, "lá phổi" thứ hai của Trái Đất, biến mất./.
(TTXVN/Vietnam+)