Phiên họp toàn thể Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, khai mạc sáng 26/9, tại Hà Nội, nhằm chuẩn bị các nội dung liên quan tới Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII sắp tới.
Thẩm tra dự án Luật Xây dựng (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đều cho rằng dự án Luật phải góp phần hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; tăng hiệu quả đầu tư, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí đặc biệt là đối với các hoạt động đầu tư xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, phân định rõ và đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng.
Nhiều ý kiến đánh giá cao sự chuẩn bị hồ sơ dự án Luật đầy đủ, công phu, kỹ lưỡng của Ban soạn thảo. Dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xây dựng giai đoạn 2003-2012; tổ chức khảo sát thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về xây dựng tại một số địa phương và doanh nghiệp đại diện cho các vùng, địa phương trong nước; tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của một số nước như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... qua đó rút ra những nội dung cần thiết có thể vận dụng trong soạn thảo Luật Xây dựng (sửa đổi). Tuy nhiên có ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong dự án Luật, đảm bảo không gây ách tắc, làm chậm tiến độ thực hiện và gia tăng chi phí của các dự án đầu tư xây dựng.
Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) và nhiều ý kiến khác tán thành với phạm vi điểu chỉnh của dự án Luật bao gồm "hoạt động đầu tư xây dựng" vì cho rằng đầu tư là giai đoạn không thể tách rời trong các dự án xây dựng công trình. Vì vậy dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) cần điều chỉnh xuyên suốt toàn bộ quá trình bỏ vốn tiến hành các hoạt động xây dựng bao gồm quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án đầu tư cho đến nghiệm thu, bàn giao đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng... với mọi loại nguồn vốn đầu tư khác nhau.
Ban soạn thảo cần phân định rõ hơn khái niệm hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng vì có những trường hợp hoạt động xây dựng không nhất thiết phải gắn với "quá trình bỏ vốn;" xem xét bổ sung phạm vi điều chỉnh bao gồm cả quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng và công trình xây dựng để phù hợp với các nội dung đã được quy định trong dự án Luật.
Nhiều đại biểu đánh giá hoạt động xây dựng có tính chất phức tạp, đa dạng, trong khi Quốc hội đang chuẩn bị ban hành và sửa đổi nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng, đặc biệt là 2 dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) và dự án Luật Đầu tư công. Vì vậy yêu cầu Ban soạn thảo Luật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan rà soát dự án Luật để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Ủy ban Pháp luật) đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát để đảm bảo tính thống nhất pháp luật giữa 3 dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng (sửa đổi). Theo đại biểu, cả 3 dự án Luật có những nội dung chồng lấn cần được phân định rõ ràng để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật sau này. Đại biểu dẫn chứng cụ thể về khái niệm vốn nhà nước, cả 3 dự án luật đều đưa ra khái niệm này nhưng chưa có sự nhất quán với nhau, nội hàm chưa đồng nhất.
Một số ý kiến đề nghị dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) cần phải đảm bảo yếu tố hiệu quả trong việc quy hoạch các công trình; việc quy hoạch xây dựng phải gắn với chế tài chặt chẽ; khi điều chỉnh phải có căn cứ khoa học. Một số ý kiến tán thành với nội dung quy hoạch xây dựng trong Chương II của dự án Luật. Việc quy định này kế thừa được định hướng của Luật Xây dựng hiện hành, bảo đảm nguyên tắc quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) thống nhất với nội dung quy hoạch xây dựng trong Chương II của dự án Luật. Việc quy định này kế thừa được định hướng của Luật Xây dựng hiện hành, bảo đảm nguyên tắc quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước. Đại biểu đề nghị dự án cần quy định cụ thể về quy hoạch hạ tầng xã hội, những dự án đầu tư xây dựng nào mà không có nội dung này sẽ không được duyệt.
Về quản lý dự án đầu tư xây dựng, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng đề nghị cần bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án; làm rõ mối quan hệ giữa ban quản lý dự án với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, với cơ quan, đơn vị là chủ sở hữu, quản lý, vận hành công trình.
Nhiều ý kiến đánh giá phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) rộng, trong đó có nhiều nội dung dành cho Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Đề nghị Ban soạn thảo rà soát để quy định ngay trong dự án Luật, hạn chế quy định trong các văn bản dưới Luật./.
Thẩm tra dự án Luật Xây dựng (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đều cho rằng dự án Luật phải góp phần hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; tăng hiệu quả đầu tư, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí đặc biệt là đối với các hoạt động đầu tư xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, phân định rõ và đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng.
Nhiều ý kiến đánh giá cao sự chuẩn bị hồ sơ dự án Luật đầy đủ, công phu, kỹ lưỡng của Ban soạn thảo. Dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xây dựng giai đoạn 2003-2012; tổ chức khảo sát thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về xây dựng tại một số địa phương và doanh nghiệp đại diện cho các vùng, địa phương trong nước; tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của một số nước như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... qua đó rút ra những nội dung cần thiết có thể vận dụng trong soạn thảo Luật Xây dựng (sửa đổi). Tuy nhiên có ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong dự án Luật, đảm bảo không gây ách tắc, làm chậm tiến độ thực hiện và gia tăng chi phí của các dự án đầu tư xây dựng.
Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) và nhiều ý kiến khác tán thành với phạm vi điểu chỉnh của dự án Luật bao gồm "hoạt động đầu tư xây dựng" vì cho rằng đầu tư là giai đoạn không thể tách rời trong các dự án xây dựng công trình. Vì vậy dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) cần điều chỉnh xuyên suốt toàn bộ quá trình bỏ vốn tiến hành các hoạt động xây dựng bao gồm quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án đầu tư cho đến nghiệm thu, bàn giao đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng... với mọi loại nguồn vốn đầu tư khác nhau.
Ban soạn thảo cần phân định rõ hơn khái niệm hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng vì có những trường hợp hoạt động xây dựng không nhất thiết phải gắn với "quá trình bỏ vốn;" xem xét bổ sung phạm vi điều chỉnh bao gồm cả quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng và công trình xây dựng để phù hợp với các nội dung đã được quy định trong dự án Luật.
Nhiều đại biểu đánh giá hoạt động xây dựng có tính chất phức tạp, đa dạng, trong khi Quốc hội đang chuẩn bị ban hành và sửa đổi nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng, đặc biệt là 2 dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) và dự án Luật Đầu tư công. Vì vậy yêu cầu Ban soạn thảo Luật phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan rà soát dự án Luật để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Ủy ban Pháp luật) đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát để đảm bảo tính thống nhất pháp luật giữa 3 dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng (sửa đổi). Theo đại biểu, cả 3 dự án Luật có những nội dung chồng lấn cần được phân định rõ ràng để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật sau này. Đại biểu dẫn chứng cụ thể về khái niệm vốn nhà nước, cả 3 dự án luật đều đưa ra khái niệm này nhưng chưa có sự nhất quán với nhau, nội hàm chưa đồng nhất.
Một số ý kiến đề nghị dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) cần phải đảm bảo yếu tố hiệu quả trong việc quy hoạch các công trình; việc quy hoạch xây dựng phải gắn với chế tài chặt chẽ; khi điều chỉnh phải có căn cứ khoa học. Một số ý kiến tán thành với nội dung quy hoạch xây dựng trong Chương II của dự án Luật. Việc quy định này kế thừa được định hướng của Luật Xây dựng hiện hành, bảo đảm nguyên tắc quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) thống nhất với nội dung quy hoạch xây dựng trong Chương II của dự án Luật. Việc quy định này kế thừa được định hướng của Luật Xây dựng hiện hành, bảo đảm nguyên tắc quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước. Đại biểu đề nghị dự án cần quy định cụ thể về quy hoạch hạ tầng xã hội, những dự án đầu tư xây dựng nào mà không có nội dung này sẽ không được duyệt.
Về quản lý dự án đầu tư xây dựng, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng đề nghị cần bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của ban quản lý dự án; làm rõ mối quan hệ giữa ban quản lý dự án với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, với cơ quan, đơn vị là chủ sở hữu, quản lý, vận hành công trình.
Nhiều ý kiến đánh giá phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) rộng, trong đó có nhiều nội dung dành cho Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Đề nghị Ban soạn thảo rà soát để quy định ngay trong dự án Luật, hạn chế quy định trong các văn bản dưới Luật./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)