Khoảng hơn hai tuần trở lại đây, rất nhiều khách hàng của dự án Làng Việt kiều Châu Âu (Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) tỏ ra bức xúc về việc chủ đầu tư (Công ty TSQ Việt Nam) điều chỉnh tăng giá bán tới 38% trong khi lại chậm bàn giao nhà đến 15 tháng.
Liên tiếp trong các ngày 2/4 và 10/4, khách hàng đã tập trung trước cửa ban quản lý dự án để phản đối.
Trả lời về những khúc mắc trong hợp đồng trên, ông Nguyễn Văn Yên, Phó Tổng giám đốc TSQ Việt Nam khẳng định: "Nếu sai, TSQ sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm."
Căng thẳng tiếp tục leo thang
Có mặt tại khu làng Việt kiều Châu Âu sáng ngày 10/4, theo ghi nhận của Vietnam+, rất đông khách hàng đã tập trung trước cửa ban quản lý dự án để phản đối. Họ tiếp tục giương cao các băngrôn, biểu ngữ đã chuẩn bị sẵn ở nhà như: Yêu cầu công ty TSQ tôn trọng khách hàng, tính lại tiền trượt giá…
Anh Nguyễn Hữu Chiến, một khách hàng cho hay, theo hợp đồng đã ký kết với TSQ vào tháng 9/2007, căn hộ liền kề trên diện tích 87m2 của anh có giá trị khoàng 972 triệu đồng. Theo đúng quy định, anh đã đóng 70% giá trị xây dựng ngôi nhà.
“Tôi những tưởng an tâm chỉ đợi đến hạn giao nhà là nộp nốt số tiền còn lại thì nhận được thông báo điều chỉnh giá bán từ phía chủ đầu tư lên tới 38% so với ban đầu,” anh Chiến bức xúc nói.
Theo ý kiến của anh Chiến, mức chênh giá như vậy sẽ khiến cho nhiều người phải mất thêm xấp xỉ cả tỷ đồng nữa để được sở hữu căn nhà mơ ước của mình.
Cùng chung bức xúc, một khách hàng cho biết thêm, vấn đề nằm ở chỗ, nếu so vào hợp đồng, hiện chủ đầu tư đã chậm thời hạn giao nhà cho khách hàng đến 15 tháng (thời hạn 12/2008). Bên cạnh đó, vị khách hàng trên cũng tỏ ra hết sức băn khoăn về việc TSQ thay đổi vật liệu xây dựng (thay thép Hòa Phát, Thái Nguyên, Việt Ý bằng thép Trung Quốc, thay gạch tuynen loại 1 bằng gạch bê tông không nung…). Họ lo ngại, việc dùng những vật liệu thay thế như vậy sẽ khiến cho chất lượng công trình giảm xuống.
“Những loại vật liệu này đều có giá thành thấp hơn so với vật liệu dự trù ban đầu, vậy mà không hiểu sao giá thành lại có thể tăng cao hơn,” anh Chiến đặt ra câu hỏi.
Cho đến hơn 10 giờ sáng nay, nhóm khách hàng trên vẫn tập trung khá đông trước cửa ban quản lý. Họ yêu cầu cần phải có đại hội khách hàng để được nghe những giải trình, phúc đáp cụ thể từ phía TSQ Việt Nam.
Nếu không đảm bảo, TSQ sẽ... đập nhà xây lại
Trước thời điểm xảy ra hai vụ "đấu tranh," ngày 28/3, cộng đồng khách hàng đã gửi tới công ty TSQ một bản kiến nghị yêu cầu chủ đầu tư phải làm rõ các điểm cơ bản, bao gồm: việc chậm tiến độ giao nhà; tự ý thay đổi vật liệu xây dựng và về việc tăng giá quá cao.
Về vấn đề chậm tiến độ, đại diện TSQ, ông Nguyễn Văn Yên cho biết: TSQ là công ty đầu tư thứ cấp nên toàn bộ việc giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng là do Ban quản lý dự án khu đô thị Mỗ Lao thực hiện. Tính cho đến ngày 14/12/2009, vẫn còn hơn 3000m2 mặt bằng chưa được bàn giao lại cho dự án. Đồng thời, tổng diện tích bị ảnh hưởng do chưa có hạ tầng kỹ thuật nên chưa triển khai xây dựng được lên tới gần 18.000 m2.
Bên cạnh đó, việc sát nhập địa giới hành chính thủ đô Hà Nội vào thời điểm 2008 đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện khớp nối hạ tầng cũng khiến cho dự án bị ngưng trệ.
“Đây là những lý do bất khả kháng khiến cho toàn bộ dự án chậm lại,” ông Yên khẳng định.
Ông Phó Tổng giám đốc TSQ Việt Nam cũng cho biết thêm, trong hợp đồng đã nêu rõ, việc không hoàn thành nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật (khoản 6.2 điều 6).
Trước thắc mắc của khách hàng về việc thay đổi vật liệu xây dựng có làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ông Yên cam kết: “Nếu chất lượng nhà không đạt, TSQ sẵn sàng đập ra để xây lại.”
Cụ thể, ông Yên cho hay tất cả các vật liệu thay thế như thép, gạch... đều đã được kiểm định về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Toàn bộ kết quả kiểm tra hiện đang lưu giữ và sẽ được đính kèm vào hồ sơ hoàn công để trao tận tay cho các khách hàng.
Về mức tăng giá 38%, vị Phó Tổng Giám đốc TSQ cũng khẳng định là hoàn toàn hợp lý. Theo Hợp đồng mua bán nhà ở, tại mục 2.5 (phát sinh hợp đồng) có ghi rõ: “Trong thời gian Bên A thi công xây dựng nhà cho Bên B nếu xảy ra trượt giá lên hoặc xuống từ 2% trở lên thì Bên A thông báo cho bên B biết và giá trị hợp đồng mặc nhiên được tăng hoặc giảm theo thông báo của Bên A (phát sinh trượt giá được tính với phần giá trị của ngôi nhà, không tính với giá trị hợp đồng của lô đất).
Lấy lý do “không may rơi vào bão tài chính toàn cầu,” ông Yên giải thích: Sở dĩ phía công ty buộc phải tăng giá so với hợp đồng ban đầu là do giá nguyên liệu đầu vào cũng đã tăng cao, có loại vật liệu tăng đến 200% thật chí 300% như gạch, cát,... Nhiều chủ thầu do không chịu được “nhiệt” đã xin rút khỏi dự án. Trước tình hình này, TSQ buộc phải tự bỏ tiền túi để mua toàn bộ vật liệu, sau đó “khoán” cho các nhà thầu thi công.
Cũng về vấn đề nêu trên, ông Đỗ Quân, một Phó Tổng Giám đốc khác của TSQ cho biết, nếu sự việc không thể giải quyết thông qua thỏa thuận, TSQ sẵn sàng chấp nhận đưa ra tòa phân xử.
Trước yêu cầu triệu tập đại hội khách hàng của các nhà đầu tư, hôm nay, 10/4, ông Nguyễn Văn Yên cho biết: TSQ sẽ chỉ gửi thư mời những cá nhân có thắc mắc lên làm việc trực tiếp tại công ty. Bởi theo ông Yên, không phải toàn bộ các khách hàng đều phản đối những điều khoản mới được đưa ra nên không thể thực hiện yêu cầu trên./.
Liên tiếp trong các ngày 2/4 và 10/4, khách hàng đã tập trung trước cửa ban quản lý dự án để phản đối.
Trả lời về những khúc mắc trong hợp đồng trên, ông Nguyễn Văn Yên, Phó Tổng giám đốc TSQ Việt Nam khẳng định: "Nếu sai, TSQ sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm."
Căng thẳng tiếp tục leo thang
Có mặt tại khu làng Việt kiều Châu Âu sáng ngày 10/4, theo ghi nhận của Vietnam+, rất đông khách hàng đã tập trung trước cửa ban quản lý dự án để phản đối. Họ tiếp tục giương cao các băngrôn, biểu ngữ đã chuẩn bị sẵn ở nhà như: Yêu cầu công ty TSQ tôn trọng khách hàng, tính lại tiền trượt giá…
Anh Nguyễn Hữu Chiến, một khách hàng cho hay, theo hợp đồng đã ký kết với TSQ vào tháng 9/2007, căn hộ liền kề trên diện tích 87m2 của anh có giá trị khoàng 972 triệu đồng. Theo đúng quy định, anh đã đóng 70% giá trị xây dựng ngôi nhà.
“Tôi những tưởng an tâm chỉ đợi đến hạn giao nhà là nộp nốt số tiền còn lại thì nhận được thông báo điều chỉnh giá bán từ phía chủ đầu tư lên tới 38% so với ban đầu,” anh Chiến bức xúc nói.
Theo ý kiến của anh Chiến, mức chênh giá như vậy sẽ khiến cho nhiều người phải mất thêm xấp xỉ cả tỷ đồng nữa để được sở hữu căn nhà mơ ước của mình.
Cùng chung bức xúc, một khách hàng cho biết thêm, vấn đề nằm ở chỗ, nếu so vào hợp đồng, hiện chủ đầu tư đã chậm thời hạn giao nhà cho khách hàng đến 15 tháng (thời hạn 12/2008). Bên cạnh đó, vị khách hàng trên cũng tỏ ra hết sức băn khoăn về việc TSQ thay đổi vật liệu xây dựng (thay thép Hòa Phát, Thái Nguyên, Việt Ý bằng thép Trung Quốc, thay gạch tuynen loại 1 bằng gạch bê tông không nung…). Họ lo ngại, việc dùng những vật liệu thay thế như vậy sẽ khiến cho chất lượng công trình giảm xuống.
“Những loại vật liệu này đều có giá thành thấp hơn so với vật liệu dự trù ban đầu, vậy mà không hiểu sao giá thành lại có thể tăng cao hơn,” anh Chiến đặt ra câu hỏi.
Cho đến hơn 10 giờ sáng nay, nhóm khách hàng trên vẫn tập trung khá đông trước cửa ban quản lý. Họ yêu cầu cần phải có đại hội khách hàng để được nghe những giải trình, phúc đáp cụ thể từ phía TSQ Việt Nam.
Nếu không đảm bảo, TSQ sẽ... đập nhà xây lại
Trước thời điểm xảy ra hai vụ "đấu tranh," ngày 28/3, cộng đồng khách hàng đã gửi tới công ty TSQ một bản kiến nghị yêu cầu chủ đầu tư phải làm rõ các điểm cơ bản, bao gồm: việc chậm tiến độ giao nhà; tự ý thay đổi vật liệu xây dựng và về việc tăng giá quá cao.
Về vấn đề chậm tiến độ, đại diện TSQ, ông Nguyễn Văn Yên cho biết: TSQ là công ty đầu tư thứ cấp nên toàn bộ việc giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng là do Ban quản lý dự án khu đô thị Mỗ Lao thực hiện. Tính cho đến ngày 14/12/2009, vẫn còn hơn 3000m2 mặt bằng chưa được bàn giao lại cho dự án. Đồng thời, tổng diện tích bị ảnh hưởng do chưa có hạ tầng kỹ thuật nên chưa triển khai xây dựng được lên tới gần 18.000 m2.
Bên cạnh đó, việc sát nhập địa giới hành chính thủ đô Hà Nội vào thời điểm 2008 đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện khớp nối hạ tầng cũng khiến cho dự án bị ngưng trệ.
“Đây là những lý do bất khả kháng khiến cho toàn bộ dự án chậm lại,” ông Yên khẳng định.
Ông Phó Tổng giám đốc TSQ Việt Nam cũng cho biết thêm, trong hợp đồng đã nêu rõ, việc không hoàn thành nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật (khoản 6.2 điều 6).
Trước thắc mắc của khách hàng về việc thay đổi vật liệu xây dựng có làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ông Yên cam kết: “Nếu chất lượng nhà không đạt, TSQ sẵn sàng đập ra để xây lại.”
Cụ thể, ông Yên cho hay tất cả các vật liệu thay thế như thép, gạch... đều đã được kiểm định về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Toàn bộ kết quả kiểm tra hiện đang lưu giữ và sẽ được đính kèm vào hồ sơ hoàn công để trao tận tay cho các khách hàng.
Về mức tăng giá 38%, vị Phó Tổng Giám đốc TSQ cũng khẳng định là hoàn toàn hợp lý. Theo Hợp đồng mua bán nhà ở, tại mục 2.5 (phát sinh hợp đồng) có ghi rõ: “Trong thời gian Bên A thi công xây dựng nhà cho Bên B nếu xảy ra trượt giá lên hoặc xuống từ 2% trở lên thì Bên A thông báo cho bên B biết và giá trị hợp đồng mặc nhiên được tăng hoặc giảm theo thông báo của Bên A (phát sinh trượt giá được tính với phần giá trị của ngôi nhà, không tính với giá trị hợp đồng của lô đất).
Lấy lý do “không may rơi vào bão tài chính toàn cầu,” ông Yên giải thích: Sở dĩ phía công ty buộc phải tăng giá so với hợp đồng ban đầu là do giá nguyên liệu đầu vào cũng đã tăng cao, có loại vật liệu tăng đến 200% thật chí 300% như gạch, cát,... Nhiều chủ thầu do không chịu được “nhiệt” đã xin rút khỏi dự án. Trước tình hình này, TSQ buộc phải tự bỏ tiền túi để mua toàn bộ vật liệu, sau đó “khoán” cho các nhà thầu thi công.
Cũng về vấn đề nêu trên, ông Đỗ Quân, một Phó Tổng Giám đốc khác của TSQ cho biết, nếu sự việc không thể giải quyết thông qua thỏa thuận, TSQ sẵn sàng chấp nhận đưa ra tòa phân xử.
Trước yêu cầu triệu tập đại hội khách hàng của các nhà đầu tư, hôm nay, 10/4, ông Nguyễn Văn Yên cho biết: TSQ sẽ chỉ gửi thư mời những cá nhân có thắc mắc lên làm việc trực tiếp tại công ty. Bởi theo ông Yên, không phải toàn bộ các khách hàng đều phản đối những điều khoản mới được đưa ra nên không thể thực hiện yêu cầu trên./.
Dự án Làng Việt Kiều châu Âu được thiết kế theo phong cách thuần Pháp có tổng diện tích 12,85 ha được xây dựng tại Mộ Lao (Hà Đông) với tổng mức đầu tư dự kiến khoản 59 triệu USD do Công ty TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư. Dự án gồm quần thể gần 300 biệt thự đơn lập, song lập và liền kề. Tập đoàn tài chính TSQ có trụ sở ở Ba Lan. Khách hàng mua nhà ở đây có nhiều người là Việt kiều hiện đang sống ở nước ngoài. |
Xuân Bách (Vietnam+)