Dự án FAST đóng góp 70% điều trị thành công lao đa kháng thuốc

Dự án FAST do WHO triển khai tại Việt Nam giúp tăng số ca bệnh lao đa kháng thuốc được chẩn đoán nhanh; rút ngắn thời gian điều trị rút ngắn.
Tuyên truyền cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện tỉnh Thái Bình. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam xếp thứ 14 trong 20 nước có gánh nặng về lao cao và xếp hạng thứ 11 trong số 20 nước có gánh nặng về lao đa kháng thuốc cao nhất. Trong khi tỷ lệ người mắc lao mới ở mức 140/100.000 dân số và chỉ có 77% số người nhiễm lao được phát hiện.

Nhằm tiến tới thanh toán bệnh lao cũng như nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân lao, từ năm 2015 Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới được Tổ chức Y tế thế giới triển khai Chiến lược FAST giúp chủ động phát hiện ca bệnh, cách ly an toàn, điều trị hiệu quả.

Sau thời gian Việt Nam triển khai thử nghiệm Chương trình FAST theo đại diện của các chuyên gia USAID và TB Care II đã đạt được những kết quả ban đầu hết sức khả quan cho công tác phòng chống lao tại Việt Nam như: tăng số ca bệnh lao đa kháng thuốc được chẩn đoán nhanh; thời gian điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc được rút ngắn.

Chương trình FAST cho thấy chẩn đoán sớm, cách ly - điều trị sớm và chuyển tuyến sớm là biện pháp giảm nguồn lây tốt nhất và rút ngắn thời gian nằm viện - giảm chi phí… Qua đó cho thấy các cán bộ làm công tác chống lao trong cả nước khi áp dụng Chiến lược FAST cần thay đổi tư duy tiếp cận người bệnh đồng thời triển khai đồng bộ quy trình…

Từ kinh nghiệm của hai tỉnh Nam Định, Quảng Nam các chuyên gia lao của Việt Nam và quốc tế cho rằng đã đến lúc Chương trình phòng chống lao Quốc gia cần xây dựng

và hoàn thiện Hệ thống Giám sát và Quản lý Thông tin về bệnh lao tại Việt Nam sớm tiến tới mở rộng triển khai FAST theo lộ trình trong 3 năm ( 2017-2019) trên toàn quốc.

Tuy nhiên các địa phương cũng như Chương trình phòng chống lao Quốc gia Việt Nam cũng đang đối mặt với thách thức số người mắc lao trực tiếp và gián tiếp từ các bệnh ký, môi trường…gia tăng tỷ lệ thuận với bệnh nhân lao đa kháng thuốc.

Trong khi nguồn kinh phí, điều kiện vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực trong nước dành cho chương trình phòng chống lao hết sức khiêm tốn chưa thể đáp ứng yêu cầu phòng chống lao tại Việt Nam.

Phát biểu ở "Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai chiến lược FAST” diễn ra tại Hà Nội, Nam Định trong hai ngày(27,28/9), phó giáo sư, Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình phòng chống lao quốc gia tại cho rằng FAST thực hiện Chiến lược của WHO đã hỗ trợ hết sức hiệu quả cho công tác chẩn đoán nhanh các trường hợp bị lao và lao kháng thuốc, điều trị đúng và khỏi bệnh cho bệnh nhân lao tại cơ sở y tế được coi là biện pháp dự phòng tốt nhất cho nhân viên y tế và cộng đồng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục