Ngày 19/9, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị giới thiệu với các nhà đầu tư về dự án đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết nhằm sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thứ 2 cho dự án.
Dự án đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết là dự án đường cao tốc đầu tiên được thực hiện theo hình thức hợp tác công-tư (PPP) và là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất theo hình thức này tại Việt Nam. Dự án đã đánh dấu năng lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị, xây dựng và mang đến cho thị trường những dự án PPP đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Dự án có chiều dài 98,7km, quy mô đường cao tốc với 4 làn xe; được thiết kế, xây dựng, đầu tư, vận hành, bảo trì và chuyển giao trong vòng 30 năm. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 757 triệu USD; dự kiến sẽ đáp ứng được lưu lượng vận chuyển cao, góp phần rút ngắn khoảng cách tới các khu công nghiệp, cảng biển, sân bay và kết nối các trung tâm kinh tế tại khu vực.
Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, ngân sách Nhà nước không thể đảm bảo đủ cho những công trình lớn. Chính phủ Việt Nam ước tính nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 40 tỷ USD/năm, rõ ràng không thể trông đợi vào ngân sách công và ODA được. Do vậy, mô hình hợp tác công-tư được coi là thích hợp. Đây là thí điểm PPP đầu tiên của Bộ Giao thông vận tải và bà Victoria Kwakwa đã ghi nhận sự sáng tạo, đổi mới trong mô hình có tính khả thi cao của dự án.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, được sự quan tâm của Chính phủ, đến nay dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết thí điểm áp dụng mô hình PPP đã có được những bước tiến quan trọng.
Theo Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án ban hành tại Quyết định số 1597/QĐ-TTg ngày 26/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà đầu tư thứ nhất được lựa chọn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Bitexco (dự kiến chiếm 60% vốn chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án), nhà đầu tư thứ 2 sẽ được lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế (chiếm 40% vốn chủ sở hữu).
Hội nghị lần này là buổi cuối cùng để trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư quan tâm. Hiện Bộ đang tiến hành rà soát, lựa chọn danh sách sơ tuyển các nhà đầu tư và dự kiến lập hồ sơ mời thầu vào cuối tháng 12 năm nay.
Theo Tổng Giám đốc điều hành Tập doàn Bitexco, ông In-Suk Ko, dự án có tính khả thi cao và Chính phủ Việt Nam cũng quyết tâm trong việc thay đổi, hoàn thiện những chính sách, khuôn khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho PPP được thực hiện tại Việt Nam.
Ông In-Suk Ko cho biết Bitexco không tham gia vào quá trình đánh giá, tuyển chọn đối với nhà đầu tư thứ 2, nhưng cũng bày tỏ nếu hợp tác linh hoạt sẽ thành công, tin tưởng vào việc giải phóng mặt bằng và tái định cư của Chính phủ Việt Nam để hoàn thành dự án đúng thời hạn.
WB đã cam kết tài trợ vốn tín dụng ưu đãi cho dự án thông qua việc cho Chính phủ Việt Nam vay từ chương trình của Hiệp hội Phát triển quốc tế (vốn vay IDA) để đóng góp bù phần thiếu hụt tài chính đảm bảo tính khả thi dự án (VGF) và cho vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (vốn vay IBRD) để Chính phủ cho doanh nghiệp dự án vay lại thực hiện Dự án. Ngoài ra, Tổ chức phát triển quốc tế Australia (AusAID) tài trợ ủy thác qua WB cho Dự án một khoản Hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo việc thực hiện theo đúng thông lệ PPP quốc tế.
Trong tháng Bảy vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với WB và các bộ, ngành tổ chức Đoàn công tác giới thiệu Dự án tại thị trường châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore) để kêu gọi tìm kiếm Nhà đầu tư thứ hai.
Hội nghị đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp từ nhiều nơi như Pháp, Australia, Malaysia... (có trên 100 nhà đầu tư tham dự các buổi hội nghị). Những nội dung, vấn đề liên quan tới cơ sở pháp lý, tài chính, giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án... được các nhà đầu tư rất quan tâm đặt câu hỏi./.
Dự án đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết là dự án đường cao tốc đầu tiên được thực hiện theo hình thức hợp tác công-tư (PPP) và là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất theo hình thức này tại Việt Nam. Dự án đã đánh dấu năng lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị, xây dựng và mang đến cho thị trường những dự án PPP đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Dự án có chiều dài 98,7km, quy mô đường cao tốc với 4 làn xe; được thiết kế, xây dựng, đầu tư, vận hành, bảo trì và chuyển giao trong vòng 30 năm. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 757 triệu USD; dự kiến sẽ đáp ứng được lưu lượng vận chuyển cao, góp phần rút ngắn khoảng cách tới các khu công nghiệp, cảng biển, sân bay và kết nối các trung tâm kinh tế tại khu vực.
Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, ngân sách Nhà nước không thể đảm bảo đủ cho những công trình lớn. Chính phủ Việt Nam ước tính nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 40 tỷ USD/năm, rõ ràng không thể trông đợi vào ngân sách công và ODA được. Do vậy, mô hình hợp tác công-tư được coi là thích hợp. Đây là thí điểm PPP đầu tiên của Bộ Giao thông vận tải và bà Victoria Kwakwa đã ghi nhận sự sáng tạo, đổi mới trong mô hình có tính khả thi cao của dự án.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, được sự quan tâm của Chính phủ, đến nay dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết thí điểm áp dụng mô hình PPP đã có được những bước tiến quan trọng.
Theo Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án ban hành tại Quyết định số 1597/QĐ-TTg ngày 26/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà đầu tư thứ nhất được lựa chọn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Bitexco (dự kiến chiếm 60% vốn chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án), nhà đầu tư thứ 2 sẽ được lựa chọn thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế (chiếm 40% vốn chủ sở hữu).
Hội nghị lần này là buổi cuối cùng để trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư quan tâm. Hiện Bộ đang tiến hành rà soát, lựa chọn danh sách sơ tuyển các nhà đầu tư và dự kiến lập hồ sơ mời thầu vào cuối tháng 12 năm nay.
Theo Tổng Giám đốc điều hành Tập doàn Bitexco, ông In-Suk Ko, dự án có tính khả thi cao và Chính phủ Việt Nam cũng quyết tâm trong việc thay đổi, hoàn thiện những chính sách, khuôn khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho PPP được thực hiện tại Việt Nam.
Ông In-Suk Ko cho biết Bitexco không tham gia vào quá trình đánh giá, tuyển chọn đối với nhà đầu tư thứ 2, nhưng cũng bày tỏ nếu hợp tác linh hoạt sẽ thành công, tin tưởng vào việc giải phóng mặt bằng và tái định cư của Chính phủ Việt Nam để hoàn thành dự án đúng thời hạn.
WB đã cam kết tài trợ vốn tín dụng ưu đãi cho dự án thông qua việc cho Chính phủ Việt Nam vay từ chương trình của Hiệp hội Phát triển quốc tế (vốn vay IDA) để đóng góp bù phần thiếu hụt tài chính đảm bảo tính khả thi dự án (VGF) và cho vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (vốn vay IBRD) để Chính phủ cho doanh nghiệp dự án vay lại thực hiện Dự án. Ngoài ra, Tổ chức phát triển quốc tế Australia (AusAID) tài trợ ủy thác qua WB cho Dự án một khoản Hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo việc thực hiện theo đúng thông lệ PPP quốc tế.
Trong tháng Bảy vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với WB và các bộ, ngành tổ chức Đoàn công tác giới thiệu Dự án tại thị trường châu Á (Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore) để kêu gọi tìm kiếm Nhà đầu tư thứ hai.
Hội nghị đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp từ nhiều nơi như Pháp, Australia, Malaysia... (có trên 100 nhà đầu tư tham dự các buổi hội nghị). Những nội dung, vấn đề liên quan tới cơ sở pháp lý, tài chính, giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án... được các nhà đầu tư rất quan tâm đặt câu hỏi./.
Hoàng Tùng (TTXVN)