Chiều 22/2, tại thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của hệ thống canh tác trên nền lúa.”
Mục đích chính của dự án nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống canh tác lúa đồng bằng sông Cửu Long thông qua việc cung cấp công nghệ và kỹ thuật mới giúp hệ thống canh tác lúa có sức chịu đựng tốt hơn trước những thay đổi có thể xảy ra từ biến đổi khí hậu.
Dự án giúp cải thiện nguồn quỹ gen lúa có tính chịu đựng tốt khi bị ngập úng, sốc nặng do mặn và môi trường yếm khí trong quá trình nảy mầm, đưa ra các phương án sử dụng đất có thể thay thế cho các hệ thống sản xuất độc canh lúa hoặc luân canh để cho thu nhập cao hơn.
Bên cạnh đó, dự án còn hướng dẫn người dân quản lý đất nhằm mục đích tuần hoàn dinh dưỡng, thích ứng với ngập úng trên đất phèn; đưa ra chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua quy hoạch sử dụng đất phù hợp với những thay đổi dự báo trước về xâm nhập mặn và ngập úng.
Dự án trên được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) với các đối tác Việt Nam và Australia về khả năng thích ứng của sản xuất lúa và chu trình dinh dưỡng qua nhiều dự án trong khu vực. Thời gian thực hiện dự án là bốn năm (từ năm 2011-2014) với tổng kinh phí 4 triệu đôla Australia, được tài trợ thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR).
Các hoạt động của dự án sẽ thực hiện tại bốn tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gồm An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ để xác định các thách thức về môi trường trong từng vùng tưới tiêu nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo giáo sư Lê Quang Trí, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, với việc khởi động dự án này sẽ cung cấp cho người nông dân một bộ công cụ mới, giúp họ thay đổi hệ thống canh tác và có thêm nhiều lựa chọn hơn về các giống lúa, vừa có thông tin để lựa chọn cây trồng thích hợp cho từng năm, lại vừa giảm thiểu rủi ro về sản lượng thấp dẫn đến thu nhập thấp do ảnh hưởng biến đổi khí hậu./.
Mục đích chính của dự án nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống canh tác lúa đồng bằng sông Cửu Long thông qua việc cung cấp công nghệ và kỹ thuật mới giúp hệ thống canh tác lúa có sức chịu đựng tốt hơn trước những thay đổi có thể xảy ra từ biến đổi khí hậu.
Dự án giúp cải thiện nguồn quỹ gen lúa có tính chịu đựng tốt khi bị ngập úng, sốc nặng do mặn và môi trường yếm khí trong quá trình nảy mầm, đưa ra các phương án sử dụng đất có thể thay thế cho các hệ thống sản xuất độc canh lúa hoặc luân canh để cho thu nhập cao hơn.
Bên cạnh đó, dự án còn hướng dẫn người dân quản lý đất nhằm mục đích tuần hoàn dinh dưỡng, thích ứng với ngập úng trên đất phèn; đưa ra chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua quy hoạch sử dụng đất phù hợp với những thay đổi dự báo trước về xâm nhập mặn và ngập úng.
Dự án trên được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) với các đối tác Việt Nam và Australia về khả năng thích ứng của sản xuất lúa và chu trình dinh dưỡng qua nhiều dự án trong khu vực. Thời gian thực hiện dự án là bốn năm (từ năm 2011-2014) với tổng kinh phí 4 triệu đôla Australia, được tài trợ thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR).
Các hoạt động của dự án sẽ thực hiện tại bốn tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gồm An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ để xác định các thách thức về môi trường trong từng vùng tưới tiêu nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo giáo sư Lê Quang Trí, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, với việc khởi động dự án này sẽ cung cấp cho người nông dân một bộ công cụ mới, giúp họ thay đổi hệ thống canh tác và có thêm nhiều lựa chọn hơn về các giống lúa, vừa có thông tin để lựa chọn cây trồng thích hợp cho từng năm, lại vừa giảm thiểu rủi ro về sản lượng thấp dẫn đến thu nhập thấp do ảnh hưởng biến đổi khí hậu./.
Thanh Sang (TTXVN/Vietnam+)