Một dự án xây dựng trung tâm mua sắm quy mô tới 100 triệu USD và được các cơ quan chức năng ủng hộ vì những lợi ích kỳ vọng với tỉnh Bình Dương đang có nguy bị thu hồi giấy phép chỉ vì tranh chấp giữa nhà đầu tư chính và đối tác ở Singapore.
Vụ tranh chấp liên quan dự án Trung tâm mua sắm Promenada ở địa bàn Khu đô thị phức hợp Canary tại huyện Thuận An phía Nam tỉnh Bình Dương khiến việc thực thi dự án bị ngưng trệ. Hậu quả là giấy phép đầu tư của dự án có nguy cơ bị thu hồi vào đầu tháng 1/2011.
Dự án trung tâm thương mại Promenada được cấp giấy phép vào ngày 5/1/2010, trong đó giai đoạn 1 rộng 25.000m2 được dự kiến sẽ triển khai thi công trong vòng 32 tháng kể từ ngày cấp phép. Giai đoạn hai với quy mô hơn 21.600m2 sẽ được tiến hành trong vòng 52 tháng kể từ ngày cấp phép.
Công ty bất động sản quốc tế ECC - nhà đầu tư chính của dự án Promenada, và đối tác là GuocoLand Vietnam (GLV), có trụ sở chính tại Singapore, đã thỏa thuận rằng trong vòng 30 ngày kể từ ngày các điều kiện thanh toán đầu tiên được đáp ứng, hai bên sẽ hoàn thành việc góp vốn theo tỷ lệ lên đến 40% vốn điều lệ vào công ty liên doanh, tương đương 13,2 triệu USD.
Theo yêu cầu của GLV, bản gốc của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng sẽ không được bàn giao cho công ty liên doanh giữa ECC và GLV cho đến khi khoản tiền chuyển nhượng đầu tiên 7,84 triệu USD được chuyển khoản cho GuocoLand Binh Duong (GLBD), một công ty con của GLV tại tỉnh Bình Dương.
Để nhận được khoản thanh toán này, bù lại, GLBD phải trợ giúp công ty liên doanh trong việc chuyển giao toàn bộ các chấp thuận thiết kế của dự án Promenada đứng tên GLBD sang cho công ty liên doanh, bao gồm phê duyệt quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 và phê duyệt thiết kế cơ sở.
Ông Nguyễn Xuân Tồn, Giám đốc Xúc tiến kinh doanh và đối ngoại của ECC cho biết: "Cho đến nay, các điều kiện thanh toán đầu tiên chưa được hoàn thành vì các phê duyệt thiết kế vẫn chưa được chuyển giao cho công ty liên doanh. Việc chuyển giao này là tiên quyết một khi chúng tôi muốn khởi công dự án, bởi không có nó, chúng tôi sẽ không thể tiến hành bất kỳ hoạt động xây dựng nào."
“Vào ngày 9/6/2010, ECC chủ động sắp xếp buổi gặp mặt với Sở Xây dựng Bình Dương với sự có mặt của GuocoLand. Nhà chức trách tỉnh đã khuyên GuocoLand một giải pháp hết sức linh hoạt và tích cực cho dự án. ECC cũng đã xác nhận việc chấp nhận thực trạng này và đồng ý bỏ qua yêu cầu buộc GuocoLand phải chuyển giao các phê duyệt thiết kế cho công ty liên doanh mới được nhận thanh toán. Nhưng đột nhiên, vào ngày 14/6, GLV gửi thông báo chấm dứt hợp đồng liên doanh giữa GLV và ECC, theo đó đưa ra lý do lạ lẫm là ECC đã cho rằng điều kiện thanh toán chưa được coi là hoàn tất, nên GuocoLand quyết định chấm dứt liên doanh,” ông chia sẻ thêm.
Báo Vietnam Investment Review (VIR) dẫn lời Lawrence Peh, GLV, đưa ra lý do bảo vệ GLV rằng thỏa thuận không thể thực hiện vì chưa nhận được bất kỳ một khoản tiền nào. “Thanh toán phí đất chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí. Bởi thế, nếu như đã có trục trặc với khoản tiền nhỏ này, thì khoản tiền lớn cũng sẽ bị trục trặc thôi. Đó là lý do vì sao mà GLV quyết định hủy bỏ liên doanh cùng với các thỏa thuận khi thành lập liên doanh để tránh các việc trì hoãn và rắc rối sau này.”
Trả lời về vấn đề trên, ông Tjeert Kwant, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn ECC IP và ECC Investment cho biết “Trong thông báo chấm dứt do GLV đưa ra không hề đề cập đến lý do tài chính là căn cứ chấm dứt hợp đồng. Đây là một nguyên cớ bịa đặt, bởi chúng tôi đã chứng minh được rất rõ ràng năng lực tài chính của ECC với GuocoLand trước khi hai bên ký thỏa thuận liên doanh và chứng minh thêm một lần nữa ngay trong năm nay.”
Ông cũng cho rằng GuocoLand đang che giấu động cơ chính thúc đẩy họ tìm cách hủy giấy phép đầu tư với ECC.
"Chúng tôi có rất nhiều cơ hội để chuyển giao dự án này cho nhà đầu tư khác và sớm có lợi nhuận ngay ở giai đoạn đầu, bởi có rất nhiều các nhà đầu tư và phát triển dự án trung tâm thương mại từ khắp các nơi trên thế giới đã tiếp cận và đề đạt với chúng tôi cho họ đảm nhận dự án Promenada và họ sẽ chi trả cho chúng tôi một khoản đền bù hấp dẫn.” ông Kwant nói tiếp. “Chúng tôi đã từ chối tất cả các lời mời chào này bởi chúng tôi vô cùng mong muốn được tự tay mình phát triển dự án này và chúng tôi đã sẵn sàng 100% để thực hiện dự án."
"Chúng tôi có được thông tin một nhà đầu tư đã tiếp cận ban lãnh đạo GuocoLand vào tháng 5. Tôi không biết GuocoLand đã trả lời gì trước đề đạt từ phía nhà đầu tư này, nhưng có lẽ đã có một đề nghị được đưa ra mà GuocoLand đã không thể từ chối."
ECC cho hay họ đang tìm kiếm sự đồng thuận từ các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để xin gia hạn thời gian của giấy phép đầu tư, từ đó ECC có thể có thêm thời gian để dàn xếp sự việc với GLV.
Theo VIR, một quan chức của Sở Kế hoạch và Đầu Tư Bình Dương không nêu tên đã xác nhận rằng các đơn vị có thẩm quyền và chức năng đang tích cực hỗ trợ việc đưa dự án Promenada trở lại đúng tiến độ bởi đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ đang là xu hướng nổi bật tại tỉnh này. “Vấn đề phụ thuộc vào chính năng lực hai bên để dàn xếp ổn thỏa vụ tranh chấp mà thôi,” quan chức này nhận xét./.
Vụ tranh chấp liên quan dự án Trung tâm mua sắm Promenada ở địa bàn Khu đô thị phức hợp Canary tại huyện Thuận An phía Nam tỉnh Bình Dương khiến việc thực thi dự án bị ngưng trệ. Hậu quả là giấy phép đầu tư của dự án có nguy cơ bị thu hồi vào đầu tháng 1/2011.
Dự án trung tâm thương mại Promenada được cấp giấy phép vào ngày 5/1/2010, trong đó giai đoạn 1 rộng 25.000m2 được dự kiến sẽ triển khai thi công trong vòng 32 tháng kể từ ngày cấp phép. Giai đoạn hai với quy mô hơn 21.600m2 sẽ được tiến hành trong vòng 52 tháng kể từ ngày cấp phép.
Công ty bất động sản quốc tế ECC - nhà đầu tư chính của dự án Promenada, và đối tác là GuocoLand Vietnam (GLV), có trụ sở chính tại Singapore, đã thỏa thuận rằng trong vòng 30 ngày kể từ ngày các điều kiện thanh toán đầu tiên được đáp ứng, hai bên sẽ hoàn thành việc góp vốn theo tỷ lệ lên đến 40% vốn điều lệ vào công ty liên doanh, tương đương 13,2 triệu USD.
Theo yêu cầu của GLV, bản gốc của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng sẽ không được bàn giao cho công ty liên doanh giữa ECC và GLV cho đến khi khoản tiền chuyển nhượng đầu tiên 7,84 triệu USD được chuyển khoản cho GuocoLand Binh Duong (GLBD), một công ty con của GLV tại tỉnh Bình Dương.
Để nhận được khoản thanh toán này, bù lại, GLBD phải trợ giúp công ty liên doanh trong việc chuyển giao toàn bộ các chấp thuận thiết kế của dự án Promenada đứng tên GLBD sang cho công ty liên doanh, bao gồm phê duyệt quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 và phê duyệt thiết kế cơ sở.
Ông Nguyễn Xuân Tồn, Giám đốc Xúc tiến kinh doanh và đối ngoại của ECC cho biết: "Cho đến nay, các điều kiện thanh toán đầu tiên chưa được hoàn thành vì các phê duyệt thiết kế vẫn chưa được chuyển giao cho công ty liên doanh. Việc chuyển giao này là tiên quyết một khi chúng tôi muốn khởi công dự án, bởi không có nó, chúng tôi sẽ không thể tiến hành bất kỳ hoạt động xây dựng nào."
“Vào ngày 9/6/2010, ECC chủ động sắp xếp buổi gặp mặt với Sở Xây dựng Bình Dương với sự có mặt của GuocoLand. Nhà chức trách tỉnh đã khuyên GuocoLand một giải pháp hết sức linh hoạt và tích cực cho dự án. ECC cũng đã xác nhận việc chấp nhận thực trạng này và đồng ý bỏ qua yêu cầu buộc GuocoLand phải chuyển giao các phê duyệt thiết kế cho công ty liên doanh mới được nhận thanh toán. Nhưng đột nhiên, vào ngày 14/6, GLV gửi thông báo chấm dứt hợp đồng liên doanh giữa GLV và ECC, theo đó đưa ra lý do lạ lẫm là ECC đã cho rằng điều kiện thanh toán chưa được coi là hoàn tất, nên GuocoLand quyết định chấm dứt liên doanh,” ông chia sẻ thêm.
Báo Vietnam Investment Review (VIR) dẫn lời Lawrence Peh, GLV, đưa ra lý do bảo vệ GLV rằng thỏa thuận không thể thực hiện vì chưa nhận được bất kỳ một khoản tiền nào. “Thanh toán phí đất chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí. Bởi thế, nếu như đã có trục trặc với khoản tiền nhỏ này, thì khoản tiền lớn cũng sẽ bị trục trặc thôi. Đó là lý do vì sao mà GLV quyết định hủy bỏ liên doanh cùng với các thỏa thuận khi thành lập liên doanh để tránh các việc trì hoãn và rắc rối sau này.”
Trả lời về vấn đề trên, ông Tjeert Kwant, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn ECC IP và ECC Investment cho biết “Trong thông báo chấm dứt do GLV đưa ra không hề đề cập đến lý do tài chính là căn cứ chấm dứt hợp đồng. Đây là một nguyên cớ bịa đặt, bởi chúng tôi đã chứng minh được rất rõ ràng năng lực tài chính của ECC với GuocoLand trước khi hai bên ký thỏa thuận liên doanh và chứng minh thêm một lần nữa ngay trong năm nay.”
Ông cũng cho rằng GuocoLand đang che giấu động cơ chính thúc đẩy họ tìm cách hủy giấy phép đầu tư với ECC.
"Chúng tôi có rất nhiều cơ hội để chuyển giao dự án này cho nhà đầu tư khác và sớm có lợi nhuận ngay ở giai đoạn đầu, bởi có rất nhiều các nhà đầu tư và phát triển dự án trung tâm thương mại từ khắp các nơi trên thế giới đã tiếp cận và đề đạt với chúng tôi cho họ đảm nhận dự án Promenada và họ sẽ chi trả cho chúng tôi một khoản đền bù hấp dẫn.” ông Kwant nói tiếp. “Chúng tôi đã từ chối tất cả các lời mời chào này bởi chúng tôi vô cùng mong muốn được tự tay mình phát triển dự án này và chúng tôi đã sẵn sàng 100% để thực hiện dự án."
"Chúng tôi có được thông tin một nhà đầu tư đã tiếp cận ban lãnh đạo GuocoLand vào tháng 5. Tôi không biết GuocoLand đã trả lời gì trước đề đạt từ phía nhà đầu tư này, nhưng có lẽ đã có một đề nghị được đưa ra mà GuocoLand đã không thể từ chối."
ECC cho hay họ đang tìm kiếm sự đồng thuận từ các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để xin gia hạn thời gian của giấy phép đầu tư, từ đó ECC có thể có thêm thời gian để dàn xếp sự việc với GLV.
Theo VIR, một quan chức của Sở Kế hoạch và Đầu Tư Bình Dương không nêu tên đã xác nhận rằng các đơn vị có thẩm quyền và chức năng đang tích cực hỗ trợ việc đưa dự án Promenada trở lại đúng tiến độ bởi đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ đang là xu hướng nổi bật tại tỉnh này. “Vấn đề phụ thuộc vào chính năng lực hai bên để dàn xếp ổn thỏa vụ tranh chấp mà thôi,” quan chức này nhận xét./.
P.V (Vietnam+)