Các nhà khoa học tại trường Đại học Hongkong vừa có một phát hiện quan trọng, tìm ra những tế bào gây tình trạng di căn ung thư ruột già sang các cơ quan nội tạng khác.
Kết quả nghiên cứu trên được coi là bước đột phá, đánh dấu sự thay đổi lớn trong việc nghiên cứu, điều trị ung thư ruột già.
Các phương pháp điều trị hiện nay coi tất cả các tế bào ung thư là như nhau và cố loại bỏ chúng thông qua hóa trị hoặc phẫu thuật. Trong khi đó, các nhà khoa học Hongkong tìm ra loại tế bào ung thư gọi là CD26+ có vai trò “thủ phạm” chính.
Roonie Poon Tung-ping, một nhà khoa học thuộc nhóm trên, nhận xét phát hiện mới sẽ cách mạng hóa cách tiếp cận điều trị ung thư ruột già trong tương lai.
Các nhà khoa học chưa biết các tế bào CD26+ xuất hiện từ đâu. Những tế bào như vậy không chỉ kháng lại hóa trị mà còn sinh sôi trong quá trình điều trị đó. Hơn một nửa số bệnh nhân ung thư ruột già thực hiện phẫu thuật (cắt bỏ một phần ruột kết) vẫn bị di căn.
Nghiên cứu của Đại học Hongkong cho thấy ngay cả khi loại bỏ được đa số tế bào ung thư và khối u dường như nhỏ lại, chỉ cần khoảng 1.000 tế bào CD26+ là đủ để khối u tái phát triển.
Nghiên cứu này sẽ giúp các bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác về khả năng di căn ở những bệnh nhân nguy cơ cao trước khi tiến trình đó xảy ra. Việc phát hiện ung thư cũng dễ hơn khi nghiên cứu tìm ra được một liên hệ giữa các tế bào CD26+ trong khối u và máu của một bệnh nhân.
Khu Hành chính đặc biệt Hongkong, Trung Quốc đang chứng kiến số ca ung thư ruột già tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, thành phố có hơn 1.680 trường hợp tử vong và ước tính mỗi năm có hơn 4.000 ca mới. Trong vài năm tới, ung thư ruột già được dự báo sẽ thành loại ung thư phổ biến nhất ở Hongkong, “vượt mặt” ung thư phổi.
Trên toàn thế giới, ung thư ruột già là thủ phạm số hai của những trường hợp tử vong vì ung thư nói chung. Thường căn bệnh này lan sang gan./.
Kết quả nghiên cứu trên được coi là bước đột phá, đánh dấu sự thay đổi lớn trong việc nghiên cứu, điều trị ung thư ruột già.
Các phương pháp điều trị hiện nay coi tất cả các tế bào ung thư là như nhau và cố loại bỏ chúng thông qua hóa trị hoặc phẫu thuật. Trong khi đó, các nhà khoa học Hongkong tìm ra loại tế bào ung thư gọi là CD26+ có vai trò “thủ phạm” chính.
Roonie Poon Tung-ping, một nhà khoa học thuộc nhóm trên, nhận xét phát hiện mới sẽ cách mạng hóa cách tiếp cận điều trị ung thư ruột già trong tương lai.
Các nhà khoa học chưa biết các tế bào CD26+ xuất hiện từ đâu. Những tế bào như vậy không chỉ kháng lại hóa trị mà còn sinh sôi trong quá trình điều trị đó. Hơn một nửa số bệnh nhân ung thư ruột già thực hiện phẫu thuật (cắt bỏ một phần ruột kết) vẫn bị di căn.
Nghiên cứu của Đại học Hongkong cho thấy ngay cả khi loại bỏ được đa số tế bào ung thư và khối u dường như nhỏ lại, chỉ cần khoảng 1.000 tế bào CD26+ là đủ để khối u tái phát triển.
Nghiên cứu này sẽ giúp các bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác về khả năng di căn ở những bệnh nhân nguy cơ cao trước khi tiến trình đó xảy ra. Việc phát hiện ung thư cũng dễ hơn khi nghiên cứu tìm ra được một liên hệ giữa các tế bào CD26+ trong khối u và máu của một bệnh nhân.
Khu Hành chính đặc biệt Hongkong, Trung Quốc đang chứng kiến số ca ung thư ruột già tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, thành phố có hơn 1.680 trường hợp tử vong và ước tính mỗi năm có hơn 4.000 ca mới. Trong vài năm tới, ung thư ruột già được dự báo sẽ thành loại ung thư phổ biến nhất ở Hongkong, “vượt mặt” ung thư phổi.
Trên toàn thế giới, ung thư ruột già là thủ phạm số hai của những trường hợp tử vong vì ung thư nói chung. Thường căn bệnh này lan sang gan./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)