Trong phiên giao dịchngày 17/3 trên thị trường châu Á, đồng yen Nhật đã leo lên mức cao nhất so vớiđồng USD kể từ sau Đại chiến Thế giới lần II.
Thị trường hiện hết sứcquan ngại về cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản và nhóm nước G7 hội đàm quađiện thoại trong cùng ngày để bàn thảo về những tác động của cuộc khủng hoảngnày cũng như thảm hoạ mà Nhật Bản đang phải gánh chịu đối với kinh tế toàn cầunói chung và nhóm G7 nói riêng.
Vào chiều 17/3, tỷ giá yen/USD là 79,22 yen/1USD, so với mức 80,80 yen của phiên 16/3, sau khi đã có lúc leo lên tới 76,52yen vào buổi sáng.
Đồng euro cũng giảm giá so với đồng yen khi chỉ đổi được110,40 yen, so với 112,89 yen vào cuối phiên 16/3.
Theo tổ chức nghiên cứu DBSGroup Research, đồng yen chạm mức cao kỷ lục so với đồng USD là do việc Mỹ giatăng cảnh báo khả năng sơ tán ra khỏi Nhật Bản.
Ngày 17/3, Mỹ đã khuyến cáo cáccông dân nên ở cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang gặp sự cố sau động đất,sóng thần trong vòng bán kính ít nhất là 80km (50 dặm), tăng lên so với khuyếncáo trước đó là trong vòng khoảng 12-18 dặm.
DBS cũng cho rằng, đồng yen tănggiá còn phần nào do dòng tiền từ nước ngoài đổ về Nhật Bản để giúp các nỗ lựctái thiết đất nước sau thảm họa.
Cùng ngày, các Bộ trưởng Tài chính của nhómnước G7 đã hội đàm qua điện thoại về tình hình cuộc khủng hoảng hạt nhân tạiNhật Bản.
Có thông tin cho rằng Tokyo đang chuẩn bị tung ra một loạt giải pháp nhằm kiềm chếđà tăng mạnh của đồng yen. Giới phân tích cũng cho rằng nhiều khả năng Ngân hàngtrung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nhanh chóng đưa ra các giải pháp nhằm chặn lại việcđồng yen tăng giá.
Trong ngày 16/3, BoJ đã bơm thêm 6.000 tỷ yen vào hệ thốngtài chính Nhật Bản, nâng tổng số tiền rót cho thị trường tài chính nước này lên34.000 tỷ yen kể từ ngày 14/3, nhằm bình ổn thị trường tiền tệ trong ngắn hạn vàtrấn an tâm lý.
Ngoài ra, trong tuần tới, BoJ có kế hoạch mua tổng cộng 3.860 tỷyen trái phiếu chính phủ và các cổ phiếu ngắn hạn nhằm tăng thêm tính thanhkhoản cho thị trường./.
Thị trường hiện hết sứcquan ngại về cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản và nhóm nước G7 hội đàm quađiện thoại trong cùng ngày để bàn thảo về những tác động của cuộc khủng hoảngnày cũng như thảm hoạ mà Nhật Bản đang phải gánh chịu đối với kinh tế toàn cầunói chung và nhóm G7 nói riêng.
Vào chiều 17/3, tỷ giá yen/USD là 79,22 yen/1USD, so với mức 80,80 yen của phiên 16/3, sau khi đã có lúc leo lên tới 76,52yen vào buổi sáng.
Đồng euro cũng giảm giá so với đồng yen khi chỉ đổi được110,40 yen, so với 112,89 yen vào cuối phiên 16/3.
Theo tổ chức nghiên cứu DBSGroup Research, đồng yen chạm mức cao kỷ lục so với đồng USD là do việc Mỹ giatăng cảnh báo khả năng sơ tán ra khỏi Nhật Bản.
Ngày 17/3, Mỹ đã khuyến cáo cáccông dân nên ở cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang gặp sự cố sau động đất,sóng thần trong vòng bán kính ít nhất là 80km (50 dặm), tăng lên so với khuyếncáo trước đó là trong vòng khoảng 12-18 dặm.
DBS cũng cho rằng, đồng yen tănggiá còn phần nào do dòng tiền từ nước ngoài đổ về Nhật Bản để giúp các nỗ lựctái thiết đất nước sau thảm họa.
Cùng ngày, các Bộ trưởng Tài chính của nhómnước G7 đã hội đàm qua điện thoại về tình hình cuộc khủng hoảng hạt nhân tạiNhật Bản.
Có thông tin cho rằng Tokyo đang chuẩn bị tung ra một loạt giải pháp nhằm kiềm chếđà tăng mạnh của đồng yen. Giới phân tích cũng cho rằng nhiều khả năng Ngân hàngtrung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nhanh chóng đưa ra các giải pháp nhằm chặn lại việcđồng yen tăng giá.
Trong ngày 16/3, BoJ đã bơm thêm 6.000 tỷ yen vào hệ thốngtài chính Nhật Bản, nâng tổng số tiền rót cho thị trường tài chính nước này lên34.000 tỷ yen kể từ ngày 14/3, nhằm bình ổn thị trường tiền tệ trong ngắn hạn vàtrấn an tâm lý.
Ngoài ra, trong tuần tới, BoJ có kế hoạch mua tổng cộng 3.860 tỷyen trái phiếu chính phủ và các cổ phiếu ngắn hạn nhằm tăng thêm tính thanhkhoản cho thị trường./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)