Đồng USD được giao dịch ở mức thấp nhất trong tám tháng qua so với đồng euro, đồng thời cũng giảm giá so với đồng yen Nhật trong phiên 6/10 tại thị trường châu Á.
Nguyên nhân của việc đồng USD giảm giá là do giới đầu tư dự đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nối gót Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chiều 6/10 tại Tokyo, 1 euro đổi được 1,3840 USD, tăng nhẹ so với mức 1,3834USD/euro đêm trước tại New York và dao động quanh mức cao nhất kể từ tháng 2/2010. Đồng USD cũng giảm giá so với đồng yen, từ 83,21 yen/USD đêm trước xuống 83,18 yen/USD.
Trong phiên 5/10, đồng USD đã hồi phục nhanh lên gần mức 84 yen/USD ngay sau khi BoJ thông báo hạ lãi suất cơ bản xuống mức 0-0,1%. Tuy nhiên, "đồng bạc xanh" sau đó mất đà và bất ngờ rơi xuống dưới ngưỡng 83 yen/USD tại New York. Đây là mức thấp nhất kể từ khi Nhật Bản ra tay can thiệp vào thị trường hôm 15/9 vừa qua, nhằm chặn đà tăng giá của đồng nội tệ.
Theo nhà phân tích thị trường Daisuke Karakama thuộc Mizuho Corporate Bank, xu hướng đồng USD yếu vẫn không thay đổi và sau tất cả, động thái can thiệp vào thị trường tiền tệ của Nhật Bản dường như không có tác dụng gì.
Hiện không có lý do gì để đảo ngược xu hướng đồng USD yếu và nếu không có nỗi lo Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ, đồng USD có lẽ đã giảm xuống dưới ngưỡng 83 yen/USD./.
Nguyên nhân của việc đồng USD giảm giá là do giới đầu tư dự đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nối gót Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) áp dụng thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chiều 6/10 tại Tokyo, 1 euro đổi được 1,3840 USD, tăng nhẹ so với mức 1,3834USD/euro đêm trước tại New York và dao động quanh mức cao nhất kể từ tháng 2/2010. Đồng USD cũng giảm giá so với đồng yen, từ 83,21 yen/USD đêm trước xuống 83,18 yen/USD.
Trong phiên 5/10, đồng USD đã hồi phục nhanh lên gần mức 84 yen/USD ngay sau khi BoJ thông báo hạ lãi suất cơ bản xuống mức 0-0,1%. Tuy nhiên, "đồng bạc xanh" sau đó mất đà và bất ngờ rơi xuống dưới ngưỡng 83 yen/USD tại New York. Đây là mức thấp nhất kể từ khi Nhật Bản ra tay can thiệp vào thị trường hôm 15/9 vừa qua, nhằm chặn đà tăng giá của đồng nội tệ.
Theo nhà phân tích thị trường Daisuke Karakama thuộc Mizuho Corporate Bank, xu hướng đồng USD yếu vẫn không thay đổi và sau tất cả, động thái can thiệp vào thị trường tiền tệ của Nhật Bản dường như không có tác dụng gì.
Hiện không có lý do gì để đảo ngược xu hướng đồng USD yếu và nếu không có nỗi lo Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ, đồng USD có lẽ đã giảm xuống dưới ngưỡng 83 yen/USD./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)