Theo điều tra hàng năm do Ngân hàng UBS thực hiện và công bố ngày 22/6, gần 1/4 số giám đốc ngân hàng được hỏi cho rằng vàng sẽ là nguồn dự trữ quan trọng nhất trong vòng 25 năm tới.
Trong cuộc điều tra nói trên, UBS đã phỏng vấn hơn 80 giám đốc ngân hàng phụ trách các quỹ dự trữ, quỹ lợi ích quốc gia và các tổ chức tài chính đa phương, với tổng giá trị tài sản quản lý hơn 8.000 tỷ USD.
Khoảng một nửa số người được hỏi trả lời rằng đồng USD vẫn là tài sản dự trữ quan trọng nhất thế giới trong 25 năm tới. Tuy nhiên, cũng có tới 22% cho rằng vị trí này phải thuộc về vàng, cao hơn nhiều so với các đồng tiền châu Á hoặc đồng euro.
Trong hai thập niên qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới liên tục bán ròng vàng, song xu hướng này đã đảo ngược gần đây sau khi các ngân hàng trung ương ở châu Âu giảm bớt lượng vàng bán ra, còn các ngân hàng trung ương ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đang mua vào những khối lượng lớn.
Ước tính trong năm ngoái, các ngân hàng trung ương trên thế giới bán ra 41 tấn vàng, giảm 82% so với năm 2008 và là mức thấp nhất trong 20 năm qua.
Sự đảo ngược xu hướng nói trên đã góp phần làm tăng nhiệt trên thị trường vàng, khiến giá kim loại này tăng 12,5% kể từ đầu năm nay và đạt mức cao kỷ lục 1.264,90 USD/ounce trong phiên 21/6.
Các giám đốc ngân hàng tham gia điều tra cho rằng vàng sẽ là tài sản đầu tư tốt nhất trong vòng sáu tháng tới, hơn cả cổ phiếu, trái phiếu, dầu mỏ và tiền tệ.
Tuy nhiên, Terrence Keeley, Giám đốc phụ trách khách hàng của UBS, cho rằng bất chấp niềm tin nói trên, các ngân hàng trung ương sẽ chưa thể nhanh chóng mua vàng vào với số lượng lớn, vì các quyết định liên quan đến thay đổi hoạt động đầu tư cần sự cân nhắc kỹ lưỡng trong một thời gian.
Các quỹ lợi ích quốc gia, trong đó có quỹ của Trung Quốc, Abu Dabi và Singapore, cũng đang tỏ ra quan tâm đến vàng. Quỹ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, Tổng công ty đầu tư Trung Quốc, mới đây thông báo đã đầu tư vào vàng thông qua quỹ SPDR Gold Trust niêm yết trên thị trường New York (Mỹ).
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, khoảng 10% dự trữ của các ngân hàng trung ương trên thế giới là bằng vàng. Tuy nhiên, trong khi vàng chiếm hơn 50% dự trữ tại các nước phát triển, thì tại các nước đang phát triển vàng chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ./.
Trong cuộc điều tra nói trên, UBS đã phỏng vấn hơn 80 giám đốc ngân hàng phụ trách các quỹ dự trữ, quỹ lợi ích quốc gia và các tổ chức tài chính đa phương, với tổng giá trị tài sản quản lý hơn 8.000 tỷ USD.
Khoảng một nửa số người được hỏi trả lời rằng đồng USD vẫn là tài sản dự trữ quan trọng nhất thế giới trong 25 năm tới. Tuy nhiên, cũng có tới 22% cho rằng vị trí này phải thuộc về vàng, cao hơn nhiều so với các đồng tiền châu Á hoặc đồng euro.
Trong hai thập niên qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới liên tục bán ròng vàng, song xu hướng này đã đảo ngược gần đây sau khi các ngân hàng trung ương ở châu Âu giảm bớt lượng vàng bán ra, còn các ngân hàng trung ương ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đang mua vào những khối lượng lớn.
Ước tính trong năm ngoái, các ngân hàng trung ương trên thế giới bán ra 41 tấn vàng, giảm 82% so với năm 2008 và là mức thấp nhất trong 20 năm qua.
Sự đảo ngược xu hướng nói trên đã góp phần làm tăng nhiệt trên thị trường vàng, khiến giá kim loại này tăng 12,5% kể từ đầu năm nay và đạt mức cao kỷ lục 1.264,90 USD/ounce trong phiên 21/6.
Các giám đốc ngân hàng tham gia điều tra cho rằng vàng sẽ là tài sản đầu tư tốt nhất trong vòng sáu tháng tới, hơn cả cổ phiếu, trái phiếu, dầu mỏ và tiền tệ.
Tuy nhiên, Terrence Keeley, Giám đốc phụ trách khách hàng của UBS, cho rằng bất chấp niềm tin nói trên, các ngân hàng trung ương sẽ chưa thể nhanh chóng mua vàng vào với số lượng lớn, vì các quyết định liên quan đến thay đổi hoạt động đầu tư cần sự cân nhắc kỹ lưỡng trong một thời gian.
Các quỹ lợi ích quốc gia, trong đó có quỹ của Trung Quốc, Abu Dabi và Singapore, cũng đang tỏ ra quan tâm đến vàng. Quỹ lợi ích quốc gia của Trung Quốc, Tổng công ty đầu tư Trung Quốc, mới đây thông báo đã đầu tư vào vàng thông qua quỹ SPDR Gold Trust niêm yết trên thị trường New York (Mỹ).
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, khoảng 10% dự trữ của các ngân hàng trung ương trên thế giới là bằng vàng. Tuy nhiên, trong khi vàng chiếm hơn 50% dự trữ tại các nước phát triển, thì tại các nước đang phát triển vàng chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ./.
Diễm Quỳnh (Vietnam+)