Đồng USD đã trụ vững trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/8 trong bối cảnh ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách Nhật Bản sẽ sớm "ra tay" can thiệp vào việc đồng nội tệ của nước này đang leo thang từng ngày.
Tại Tokyo vào chiều 27/8, 1 USD đổi được 84,73 yen, tăng nhẹ so với 84,37 yen của phiên hôm trước (26/8) trên sàn giao dịch New York.
Đồng euro cũng hầu như không đổi so với đồng bạc xanh với tỷ giá 1 euro "ăn" 1,2723 USD, so với 1,2720 USD của phiên hôm trước, và tăng nhẹ so với đồng yen, từ 107,35 yen lên 107,82 yen.
Theo các nguồn tin, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan dự định sẽ có cuộc bàn thảo về các kế hoạch kiềm chế sức mạnh của đồng yen vào cuối ngày 27/8, và thông tin này khiến đồng bạc xanh phục hồi trở lại, sau khi đã nằm ở các mức thấp kỷ lục trong nhiều tuần qua do triển vọng bất ổn của kinh tế Mỹ.
Các Bộ trưởng Nhật Bản đã thành công khi đưa ra các tuyên bố sẽ kiềm chế đà tăng giá của đồng yen, với những lo ngại về tác động xấu của nó đối với nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang chịu sức ép của giảm phát và phục hồi chậm chạp.
Trong khi đó, trên các thị trường thế giới, giới đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke vào chiều 27/8, được hy vọng là sẽ đề cập đến những nỗ lực nhằm ngăn chặn một nguy cơ suy thoái kép tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Ngoài ra, thị trường còn đang dõi theo số liệu sắp được công bố về tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được điều chỉnh trong quý 2, theo đó, chính phủ có thể sẽ điều chỉnh mức tăng trưởng GDP trong quý 2 từ mức 2,4% như công bố trước đây, xuống còn 1,4%.
Trong tuần này, đồng USD đã tụt xuống quanh ngưỡng 83,5 yen, mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua của đồng bạc xanh so với đồng yen, do các nhà đầu tư mất niềm tin vào sức mạnh của nền kinh tế đầu tàu Mỹ.
Trong phiên này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chủ chốt của châu Á, tăng so với các đồng won của Hàn Quốc, peso của Philippines và rupiah của Indonesia, giảm so với đồng baht của Thái Lan, đồng đôla của Singapore và không đổi so với đồng đôla của Đài Loan./.
Tại Tokyo vào chiều 27/8, 1 USD đổi được 84,73 yen, tăng nhẹ so với 84,37 yen của phiên hôm trước (26/8) trên sàn giao dịch New York.
Đồng euro cũng hầu như không đổi so với đồng bạc xanh với tỷ giá 1 euro "ăn" 1,2723 USD, so với 1,2720 USD của phiên hôm trước, và tăng nhẹ so với đồng yen, từ 107,35 yen lên 107,82 yen.
Theo các nguồn tin, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan dự định sẽ có cuộc bàn thảo về các kế hoạch kiềm chế sức mạnh của đồng yen vào cuối ngày 27/8, và thông tin này khiến đồng bạc xanh phục hồi trở lại, sau khi đã nằm ở các mức thấp kỷ lục trong nhiều tuần qua do triển vọng bất ổn của kinh tế Mỹ.
Các Bộ trưởng Nhật Bản đã thành công khi đưa ra các tuyên bố sẽ kiềm chế đà tăng giá của đồng yen, với những lo ngại về tác động xấu của nó đối với nền kinh tế Nhật Bản, vốn đang chịu sức ép của giảm phát và phục hồi chậm chạp.
Trong khi đó, trên các thị trường thế giới, giới đầu tư đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke vào chiều 27/8, được hy vọng là sẽ đề cập đến những nỗ lực nhằm ngăn chặn một nguy cơ suy thoái kép tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Ngoài ra, thị trường còn đang dõi theo số liệu sắp được công bố về tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được điều chỉnh trong quý 2, theo đó, chính phủ có thể sẽ điều chỉnh mức tăng trưởng GDP trong quý 2 từ mức 2,4% như công bố trước đây, xuống còn 1,4%.
Trong tuần này, đồng USD đã tụt xuống quanh ngưỡng 83,5 yen, mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua của đồng bạc xanh so với đồng yen, do các nhà đầu tư mất niềm tin vào sức mạnh của nền kinh tế đầu tàu Mỹ.
Trong phiên này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chủ chốt của châu Á, tăng so với các đồng won của Hàn Quốc, peso của Philippines và rupiah của Indonesia, giảm so với đồng baht của Thái Lan, đồng đôla của Singapore và không đổi so với đồng đôla của Đài Loan./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)