Ngày 30/6, trên thị trường châu Á, đồng USD chịu sức ép giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, khi những lo ngại về kinh tế toàn cầu khuấy động các thị trường và đẩy chứng khoán đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro đổi được 1,2214 USD, tăng so với 1,2186 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York, sau khi có lúc rơi xuống 1,2152 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 14/6. Trong khi đó, đồng USD cũng giảm giá so với đồng yen, từ 88,57 yen xuống 88,49 yen.
Các thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Âu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 29/6, theo sau đà mất điểm tại châu Á, trước những thông tin cho thấy sự suy giảm lòng tin tiêu dùng tại Mỹ, dấy lên những lo ngại về sức khỏe nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mitsuru Sahara, nhà giao dịch ngoại hối cao cấp thuộc Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, nhận định nếu chỉ số Nikkei-225 giảm xuống dưới ngưỡng 9.000 điểm, giới đầu tư có thể sẽ đua nhau bán ra đồng USD để mua vào đồng yen có mức độ an toàn cao hơn.
Theo ông, nếu đồng USD chạm ngưỡng 1 USD đổi 88 yen, đồng bạc xanh có thể sẽ còn giảm nữa, với khả năng xuống 85 yen trong những ngày tới, ngưỡng mà "chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản."
Ông cho rằng đó có thể là thời điểm tốt để Chính phủ Nhật Bản tiến hành mua vào đồng USD trước khi cuộc bầu cử mùa hè diễn ra vào ngày 11/7, bởi họ không muốn có một đồng yen mạnh và chứng khoán giảm giá trước khi bầu cử diễn ra.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng đồng euro đang chịu sức ép từ các cuộc bán đấu giá trái phiếu tại khu vực Eurozone gồm 16 nước thành viên.
Một lượng lớn trái phiếu sẽ được phát hành, nhất là tại Tây Ban Nha vào ngày 1/7, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đặt ngày 30/6 là hạn chót cho hoạt động tái cấp vốn kéo dài 12 tháng.
Theo Barclays Capital, việc ECB chấm dứt chương trình này sẽ cho thị trường một tín hiệu sớm về việc các ngân hàng châu Âu đang trong tình trạng căng thẳng về khả năng huy động vốn ngắn hạn từ các thị trường tiền tệ bán buôn./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro đổi được 1,2214 USD, tăng so với 1,2186 USD lúc đóng cửa phiên trước tại New York, sau khi có lúc rơi xuống 1,2152 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 14/6. Trong khi đó, đồng USD cũng giảm giá so với đồng yen, từ 88,57 yen xuống 88,49 yen.
Các thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Âu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 29/6, theo sau đà mất điểm tại châu Á, trước những thông tin cho thấy sự suy giảm lòng tin tiêu dùng tại Mỹ, dấy lên những lo ngại về sức khỏe nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mitsuru Sahara, nhà giao dịch ngoại hối cao cấp thuộc Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, nhận định nếu chỉ số Nikkei-225 giảm xuống dưới ngưỡng 9.000 điểm, giới đầu tư có thể sẽ đua nhau bán ra đồng USD để mua vào đồng yen có mức độ an toàn cao hơn.
Theo ông, nếu đồng USD chạm ngưỡng 1 USD đổi 88 yen, đồng bạc xanh có thể sẽ còn giảm nữa, với khả năng xuống 85 yen trong những ngày tới, ngưỡng mà "chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản."
Ông cho rằng đó có thể là thời điểm tốt để Chính phủ Nhật Bản tiến hành mua vào đồng USD trước khi cuộc bầu cử mùa hè diễn ra vào ngày 11/7, bởi họ không muốn có một đồng yen mạnh và chứng khoán giảm giá trước khi bầu cử diễn ra.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng đồng euro đang chịu sức ép từ các cuộc bán đấu giá trái phiếu tại khu vực Eurozone gồm 16 nước thành viên.
Một lượng lớn trái phiếu sẽ được phát hành, nhất là tại Tây Ban Nha vào ngày 1/7, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đặt ngày 30/6 là hạn chót cho hoạt động tái cấp vốn kéo dài 12 tháng.
Theo Barclays Capital, việc ECB chấm dứt chương trình này sẽ cho thị trường một tín hiệu sớm về việc các ngân hàng châu Âu đang trong tình trạng căng thẳng về khả năng huy động vốn ngắn hạn từ các thị trường tiền tệ bán buôn./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)