Ngày 9/3, trên thị trường châu Á, đồng USD đã tạo được đà đi lên so với đồng euro, trong bối cảnh giá dầu hạ nhiệt, còn đồng euro lại chịu áp lực từ những lo ngại về vấn đề nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro đổi được 1,3889 USD, giảm so với 1,3905 USD cuối phiên trước tại New York; trong khi đó, đồng USD tăng giá so với yen Nhật, từ 82,64 yen lên 82,85 yen.
Teppei Ino, nhà phân tích thuộc Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, cho biết đồng USD đã phục hồi trở lại sau khi phải chịu sức ép bán ra, do giới đầu tư giữ quan điểm rằng giá dầu tăng cao có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ.
Ngày 8/3, tuyên bố của Arập Xêút sẽ ngăn chặn bất cứ nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nào trên thị trường dầu mỏ thế giới đã đẩy giá dầu giảm 2%, theo đó tạo đà đưa thị trường chứng khoán Mỹ đi lên.
Sau khi dao động trong biên độ 1,37-1,40 USD trong tuần trước, ngày 7/3, đồng euro đã leo lên mức cao nhất trong bốn tháng khi đổi được 1,4037 USD giữa những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất vào tháng Tư tới.
Tuy nhiên, sức ép lại trở lại với đồng tiền này khi những lo ngại về vấn đề nợ công ở Eurozone lại nổi lên sau khi tổ chức Moody's hạ ba bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ Ba1 xuống B1.
Hiện thị trường lại đang hướng sự chú ý trở lại cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone trước thềm các cuộc họp sắp tới của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), các cuộc họp mà giới giao dịch không hy vọng sẽ có một kết quả ấn tượng.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp tại Brussels vào ngày 11/3 tới và sau đó Eurozone cũng sẽ họp thượng đỉnh để bàn về việc tăng cường các chính sách kinh tế cấp quốc gia và thành lập quỹ cứu trợ vĩnh viễn cho các nước thành viên./.
Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng euro đổi được 1,3889 USD, giảm so với 1,3905 USD cuối phiên trước tại New York; trong khi đó, đồng USD tăng giá so với yen Nhật, từ 82,64 yen lên 82,85 yen.
Teppei Ino, nhà phân tích thuộc Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, cho biết đồng USD đã phục hồi trở lại sau khi phải chịu sức ép bán ra, do giới đầu tư giữ quan điểm rằng giá dầu tăng cao có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ.
Ngày 8/3, tuyên bố của Arập Xêút sẽ ngăn chặn bất cứ nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nào trên thị trường dầu mỏ thế giới đã đẩy giá dầu giảm 2%, theo đó tạo đà đưa thị trường chứng khoán Mỹ đi lên.
Sau khi dao động trong biên độ 1,37-1,40 USD trong tuần trước, ngày 7/3, đồng euro đã leo lên mức cao nhất trong bốn tháng khi đổi được 1,4037 USD giữa những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất vào tháng Tư tới.
Tuy nhiên, sức ép lại trở lại với đồng tiền này khi những lo ngại về vấn đề nợ công ở Eurozone lại nổi lên sau khi tổ chức Moody's hạ ba bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ Ba1 xuống B1.
Hiện thị trường lại đang hướng sự chú ý trở lại cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone trước thềm các cuộc họp sắp tới của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), các cuộc họp mà giới giao dịch không hy vọng sẽ có một kết quả ấn tượng.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp tại Brussels vào ngày 11/3 tới và sau đó Eurozone cũng sẽ họp thượng đỉnh để bàn về việc tăng cường các chính sách kinh tế cấp quốc gia và thành lập quỹ cứu trợ vĩnh viễn cho các nước thành viên./.
(TTXVN/Vietnam+)