Giá dầu đã giảm xuống dưới 82 USD/thùng trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 19/3 trên thị trường châu Á, tiếp nối đà giảm của phiên hôm trước.
Giá dầu giảm do đồng USD mạnh lên so với đồng euro trước những quan ngại về tình hình nợ công của Hy Lạp, cùng triển vọng gia tăng xuất khẩu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Vai trò là nơi trú ẩn an toàn của đồng USD lại trỗi dậy sau khi Hy Lạp nói rằng có thể họ sẽ không đạt được cam kết cắt giảm thâm hụt nếu các chi phí cho vay vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, khiến khả năng nước này phải cầu cứu đến sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu (EU) cũng tăng lên.
Athens vẫn bác bỏ tin tức cho rằng họ đang lên kế hoạch kêu gọi sự giúp đỡ của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) trong trường hợp các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới sẽ không thông qua kế hoạch giải cứu Hy Lạp.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào chiều 19/3, giá dầu thô ngọt nhẹ New York kỳ hạn tháng 4/2010 giảm 23 xu xuống 81,97 USD/thùng, sau khi đã giảm 73 xu xuống mức giá đóng cửa trong phiên hôm trước là 82,20 USD/thùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 5/2010 cũng giảm 22 xu xuống 81,26 USD/thùng.
Tính đến thời điểm này, giá dầu vẫn tăng được 0,91% trong cả tuần, nhờ tâm lý các nhà đầu tư đã trở nên lạc quan hơn về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, nhân tố cũng đã giúp chứng khoán châu Á có tuần tăng điểm thứ 6 liên tiếp.
Nhà phân tích hàng hóa chiến lược David Moore, thuộc Commonwealth Bank of Australia tại Sydney bình luận đồng USD mạnh lên là nhân tố ảnh hưởng đến giá dầu, tuy nhiên đây là chuyện cũng đã xảy ra trước đây, trước khi giá dầu đạt mức trên 82 USD/thùng.
Các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên thận trọng và điều này lại kéo giá dầu xuống, mặc dù các nhân tố cơ bản vẫn khá tích cực.
Ngoài ra, thông tin về việc OPEC đã và đang gia tăng sản lượng kể từ đầu năm 2009 bất chấp các hạn ngạch không thay đổi cũng khiến giá dầu bị giảm xuống.
Thông tin được hãng tư vấn Oil Movements của Anh đưa ra khi hãng này dự báo lượng dầu xuất khẩu của OPEC sẽ tăng thêm 70.000 thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 3/4.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Sheikh Ahmad al-Abdullah al-Sabah ngày 18/3 nói rằng, OPEC có thể vẫn giữ nguyên hạn ngạch sản lượng cho các thành viên tại cuộc họp sắp tới của tổ chức này vào tháng 10 tới./.
Giá dầu giảm do đồng USD mạnh lên so với đồng euro trước những quan ngại về tình hình nợ công của Hy Lạp, cùng triển vọng gia tăng xuất khẩu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Vai trò là nơi trú ẩn an toàn của đồng USD lại trỗi dậy sau khi Hy Lạp nói rằng có thể họ sẽ không đạt được cam kết cắt giảm thâm hụt nếu các chi phí cho vay vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, khiến khả năng nước này phải cầu cứu đến sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu (EU) cũng tăng lên.
Athens vẫn bác bỏ tin tức cho rằng họ đang lên kế hoạch kêu gọi sự giúp đỡ của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) trong trường hợp các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới sẽ không thông qua kế hoạch giải cứu Hy Lạp.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào chiều 19/3, giá dầu thô ngọt nhẹ New York kỳ hạn tháng 4/2010 giảm 23 xu xuống 81,97 USD/thùng, sau khi đã giảm 73 xu xuống mức giá đóng cửa trong phiên hôm trước là 82,20 USD/thùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 5/2010 cũng giảm 22 xu xuống 81,26 USD/thùng.
Tính đến thời điểm này, giá dầu vẫn tăng được 0,91% trong cả tuần, nhờ tâm lý các nhà đầu tư đã trở nên lạc quan hơn về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, nhân tố cũng đã giúp chứng khoán châu Á có tuần tăng điểm thứ 6 liên tiếp.
Nhà phân tích hàng hóa chiến lược David Moore, thuộc Commonwealth Bank of Australia tại Sydney bình luận đồng USD mạnh lên là nhân tố ảnh hưởng đến giá dầu, tuy nhiên đây là chuyện cũng đã xảy ra trước đây, trước khi giá dầu đạt mức trên 82 USD/thùng.
Các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên thận trọng và điều này lại kéo giá dầu xuống, mặc dù các nhân tố cơ bản vẫn khá tích cực.
Ngoài ra, thông tin về việc OPEC đã và đang gia tăng sản lượng kể từ đầu năm 2009 bất chấp các hạn ngạch không thay đổi cũng khiến giá dầu bị giảm xuống.
Thông tin được hãng tư vấn Oil Movements của Anh đưa ra khi hãng này dự báo lượng dầu xuất khẩu của OPEC sẽ tăng thêm 70.000 thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 3/4.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Sheikh Ahmad al-Abdullah al-Sabah ngày 18/3 nói rằng, OPEC có thể vẫn giữ nguyên hạn ngạch sản lượng cho các thành viên tại cuộc họp sắp tới của tổ chức này vào tháng 10 tới./.
Thùy Chi (Vietnam+)